Ông bàng hoàng vì “nguy cơ mất nước từ bên trong” khi nhận ra con cháu mê phim, nhạc, truyện tranh nước ngoài hơn phim, nhạc Việt.
Rõ ràng nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, cho văn học, nghệ thuật nói riêng còn rất thấp. Ngay tại Hà Nội, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này vừa rất nhỏ, chưa được đa dạng hóa, lại chưa được đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm. Đến các rạp chiếu phim, thanh niên Hà Nội thường chỉ được xem phim Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, họa hoằn mới có phim Việt.
Hệ thống rạp chiếu phim Hà Nội có tên tuổi như: CGV, Lotte, Beta Cineplex, Platinum, BHD Vincom đang được người hâm mộ điện ảnh Thủ đô bình chọn là những nơi có những thước phim chất lượng nhất do tư nhân quản lý. Trong đó, hệ thống rạp chiếu CGV L’amour, hệ thống rạp chiếu phim giường nằm đầu tiên ở Việt Nam. Phòng chiếu phim Lotte Cinema được đầu tư công nghệ tiên tiến và hiện đại bậc nhất cùng thiết kế sang trọng và tinh tế.Nếu như năm 2006, công ty nước ngoài chỉ có một cụm rạp thì sau hơn 10 năm những DN như CGV, Lotte đã ồ ạt đầu tư xây dựng rạp mới; số phòng chiếu chiếm tỷ lệ lần lượt 63,3% số cụm rạp và 64,7% số phòng chiếu trên toàn quốc. Vì thế, phim Việt Nam khi sản xuất ra khó vào được hệ thống rạp của họ, nếu có vào được thì số suất chiếu cũng chỉ ở mức tối thiểu và chịu tỉ lệ phân chia lợi nhuận không công bằng dẫn đến những người làm phim Việt Nam không thể thu hồi vốn.Trung tâm chiếu phim Quốc gia là một trong các rạp chiếu phim ở Hà Nội do DN nhà nước quản lý. Đến nay, rạp chiếu phim quốc gia vẫn thu hút rất nhiều người xem vì giá xem phim, đồ ăn nhẹ phải chăng, thỉnh thoảng còn chiếu phim Việt. Đây cũng là địa điểm người lớn tuổi Hà Nội gặp nhau khi công chiếu các phim Việt Nam nổi tiếng trong quá khứ.Hiện nay, cả nước có 93 rạp và cụm rạp với 214 phòng chiếu; trong đó chỉ có 72 rạp do Nhà nước quản lý, chủ yếu là các rạp đơn lẻ, trang thiết bị lạc hậu, xuống cấp, hoạt động cầm chừng. Chỉ có Trung tâm Chiếu phim Quốc gia là cụm rạp hiện đại. Trong khi đó, các công ty cổ phần, tư nhân và liên doanh có 21 rạp, trang thiết bị hiện đại nên lo lắng của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân là có lý và đó cũng là nỗi niềm của khá nhiều người cao tuổi Hà Nội chúng tôi.Xu hướng hội nhập, số lượng DN nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam tăng trên cả 3 thị trường: Sản xuất phim, phát hành phim và phổ biến phim. Phim thương mại công chiếu ra thị trường trong đó có hệ thống rạp tại Thủ đô luôn đa dạng về nội dung; hệ thống rạp được xây dựng, đầu tư bài bản với cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại. Song song phương thức phát hành và phổ biến phim truyền thống trên thế giới, tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi bởi việc chiếu phim trên nền tảng số đã, đang được phổ cập rộng rãi.Do đó, hệ thống việc phổ biến phim Việt Nam đã nảy sinh không ít khó khăn. Bên cạnh việc trang thiết bị kỹ thuật máy chiếu còn lạc hậu, phương tiện vận chuyển thiếu và cũ, kinh phí cấp cho từng buổi chiếu phim còn thấp, biên chế hạn hẹp và chưa được đào tạo bài bản, thiếu nguồn phim.Nếu như truyền hình phim nước ngoài đang chiếm phần lớn thời lượng phát sóng thì ông, bà, bố, mẹ vẫn gặp khó khăn khi muốn chọn cho thế hệ trẻ bộ phim Việt có nội dung giáo dục. Phim nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam với hơn 70% số lượng phim phát hành hằng năm. Dù có nhiều khởi sắc nhưng thực tế điện ảnh nước nhà vẫn đang bị lép vế so với điện ảnh các nước trong khu vực và trên thế giới, thiếu nhiều tác phẩm hay. Nhà nước chưa có điều kiện đầu tư sâu, rộng, phim Việt Nam do các đơn vị điện ảnh sản xuất chưa thu hút được nhiều khán giả…Bao giờ người dân Việt được xem phim Việt có nội dung hấp dẫn, một câu hỏi lớn được đặt cho các nhà quản lý văn hóa.