Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề thi Toán, Bộ GD&ĐT không thể hiện được tinh thần đổi mới

Kinhtedothi - Không chỉ thế, đề thi môn Toán quá nặng về tính toán, nặng về kiểm tra kiến thức hàn lâm. Các câu hỏi có lồng ghép yếu tố thực tiễn, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề rất ít.
Bộ GD&ĐT đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất người học. Một đề thi theo hướng đánh giá năng lực thì phải có nhiều câu hỏi kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nhưng theo nhận định của các giáo viên tổ Toán – Hệ thống giáo dục HOCMAI, ở đề thi môn Toán ở Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 lại quá nặng về tính toán, nặng về kiểm tra kiến thức hàn lâm. 
 Nhiều thí sinh thi tại điểm trường THPT Việt Nam – Ba Lan phấn khởi khi kết thúc làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên.
“Việc phân hóa thiết kế đề rất tốt. Nhưng có nhiều câu hỏi lại quá nặng về mặt tính toán hoặc đòi hỏi tính suy luận quá cao đối với một bài trắc nghiệm. Nhiều giáo viên than rằng đề này vừa sức với giáo viên làm trong “120 phút””- một giáo viên tổ Toán nhận xét.

Hôm nay 26/6, sau khi nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về đề thi môn Toán, các giáo viên Toán cho rằng đề thi quá an toàn, để tránh có độ vênh nhất định về độ khó giữa các mã đề. Vì thế, toàn bộ đề thi có 24 mã nhưng tính sáng tạo trong việc biên soạn đề không có. Giữa các mã đề có mô hình câu hỏi giống nhau bằng cách “chỉ thay số” và không có các dạng mới so với những năm trước. Cách ra đề kiểu này chưa xứng với công sức đầu tư.

Chẳng hạn, ở tất cả các mã đề từ 101 đến 124, đề nào cũng có 4 câu về bài toán thực tế với các chủ đề (bài toán lãi suất, bài toán bút chì, bài toán vận tốc, bài toán bể cá). Sự khác nhau duy nhất chỉ là số liệu khác nhau.

Không chỉ thế, câu hàm hợp (câu 38 mã đề 124; câu xác suất (câu 40, mã 124); câu tích phân (câu 45 mã 124)… đề nào cũng y hệt nhau, chỉ khác nhau là thay số.

“Bộ đã “làm an lòng dư luận” về băn khoăn độ vênh khó – dễ giữa các đề thi. Nhưng cách làm này quá an toàn và không có tính sáng tạo” – tổ giáo viên Toán nhận định.

Một vấn đề nữa được tổ giáo viên Toán chỉ ra, đó là trong tất cả các mã đề chỉ có các câu hỏi về bài toán lãi suất, bài toán bút chì, bài toán vận tốc, bài toán bể cá là câu hỏi vận dụng kiến thức. Với các bài toán thực tế về các vấn đề “rất trẻ con”, rất “quen thuộc” từ thời các em học sinh cấp 1, 2 thì không thể tạo ra sự hứng khởi học tập cho học sinh. Nhất là khi mục đích đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phải gắn liền với thực tiễn, tạo được hứng thú và động lực học tập cho học sinh.

Không chỉ thế, các bài toán gắn với nội dung chính của cuộc sống hiện tại, phù hợp hơn với lứa tuổi học sinh THPT nhưng lại không có. Chẳng hạn bài toán về vận tốc (câu 30 mã đề 124), chỉ nói về vận tốc. Nếu bài toán này được gắn với chuyển động của các xe ô tô của lực lượng Phòng cháy chữa cháy đi làm nhiệm vụ chữa cháy năm 2018 thì sẽ gắn với thực tiễn và khơi dậy niềm đam mê học Toán. Đồng thời là điểm nhấn sáng tạo mang tính giáo dục về phòng cháy chữa cháy – một vấn đề nhức nhối trong xã hội những năm gần đây thì sẽ hứng thú học sinh nhiều hơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình dẫn đầu toàn quốc ở 3 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Ninh Bình dẫn đầu toàn quốc ở 3 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

16 Jul, 11:56 AM

Kinhtedothi - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đó, tỉnh Ninh Bình gây ấn tượng mạnh khi dẫn đầu cả nước về điểm trung bình ở 3 môn thi toán, tin học và địa lí, đồng thời đạt thành tích cao ở nhiều môn học khác.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ