Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề thi Toán vào lớp 10 vừa sức, mức điểm trung bình 6,5 – 7,25 điểm

Kinhtedothi – Đề thi môn Toán vào lớp 10 tại Hà Nội nhẹ nhàng, có tính phân loại, phù hợp với một năm học sinh học trực tuyến với thời gian dài trong năm học. Mức độ điểm trung bình môn Toán có thể từ 6,5 – 7,25 điểm.

10h ngày 19/6, gần 105.000 thí sinh đã hoàn thành bài thi Toán – và đây cũng là môn thi cuối cùng vào lớp 10 THPT năm học 2022 – 2023 tại Hà Nội. Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) Nguyễn Cao Cường đã có nhận xét chung về đề thi môn Toán.

Thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) nhận định: Đề thi môn Toán vào lớp 10  tại Hà Nội nhẹ nhàng, có tính phân loại, mức độ điểm trung bình môn Toán có thể từ 6,5 – 7,25 điểm. Ảnh: Phạm Hùng.

Theo đó, cấu trúc đề thi ổn định so với các năm học trước gồm 5 bài. Đây là một đề thi phù hợp với việc đại đa số học sinh có thời gian dài học trực tuyến. Đề thi nhẹ nhàng, có tính phân các đối tượng học sinh. Sự phân loại nằm ở các câu: I.3; III.2b; IV.3 và bài V.

Cụ thể, bài I (2,0 điểm), gồm 3 câu hỏi. Đây là dạng toán rút gọn biểu thức và câu hỏi phụ, một dạng toán rất quen thuộc. Với bài I, học sinh dễ dàng thực hiện được câu 1, câu 2. Sang đến câu hỏi thứ 3 phân loại học sinh khá và học sinh trùng bình; học sinh thực hiện chuyển vế, lập luận mẫu dương suy ra tử âm, kết hợp điều kiện đề bài và điều kiện của câu hỏi tìm số nguyên dương lớn nhất sẽ tìm được kết quả.

Bài II (2,0 điểm), gồm 2 câu hỏi. Câu hỏi 1 là bài toán giải bằng cách lập phương trình, hệ phương trình. Bài toán thuộc dạng toán chuyển động quen thuộc, học sinh được làm quen, luyện tập nhiều trước kỳ thi. Câu hỏi này học sinh cần lưu ý khi chọn ẩn và đặt điều kiện chính xác, lập luận, giải phương trình và trình bày cẩn thận, kết luận vận tốc của mỗi xe.

Câu hỏi 2 là bài toán thực tế liên quan đến kiến thức hình hình cầu. Học sinh chỉ cần nhớ kiến thức về diện tích mặt cầu, kết hợp với giả thiết của bài toán bán kính R=9,5cm. Khi trình bày, bước thay đầu tiên phải là xấp xỉ do đề cho pi gần bằng 3,14.

Bài III (2,5 điểm), gồm 2 câu hỏi. Câu hỏi 1: Bài toán giải hệ phương trình quen thuộc. Với câu này, học sinh cần lưu ý đặt điều kiện y khác 0. Học sinh có thể đặt ẩn phụ hoặc không để tìm kết quả. Kết hợp điều kiện và kết luận về nghiệm của hệ phương trình.

Câu hỏi 2: Bài toán về phương trình bậc hai, hệ thức Vi-et.  Ở ý a: Sau khi xét phương trình hoành độ giao điểm, học sinh tính Đenta và chứng tỏ giá trị của nó luôn dương (do biểu thức có dạng bình phương cộng một số dương). Từ đó kết luận phương trình hoành độ giao điểm luôn có hai nghiệm phân biệt và suy ra đường thẳng luôn cắt parabol tại hai điểm phân biệt.

Ở ý b: Học sinh chỉ cần nhân biểu thức của đề bài, đưa về tổng và tích hai nghiệm, áp dụng hệ thức Vi-et là xử lý được. Câu hỏi này nhẹ hơn nhiều so với dự đoán của nhiều thí sinh

Bài IV (3,0 điểm) là bài tập hình học tổng hợp với 3 câu hỏi.

Câu hỏi 1: Câu hỏi cơ bản về tứ giác nội tiếp. Với câu hỏi này không khó khăn với học sinh.

Câu hỏi 2: Học sinh áp dụng hệ thức lượng cho hai tam giác vuông là xử lý được ý đầu. Ý thứ hai qua việc chỉ ra góc 45 độ và hai góc nội tiếp cùng chắn một cung của đường tròn nội tiếp tứ giác ở câu 1 là giải quyết được.

Câu hỏi 3: Đây là câu hỏi khó, mang tính phân loại cao. Thông qua việc chứng minh 2 cặp góc bằng nhau, học sinh sẽ chứng tỏ được 3 điểm thẳng hàng.

Bài V (0,5 điểm). Bài toán cực trị đại số. Đây là bài toán khó dành cho học sinh giỏi.

“Học sinh không bất ngờ với đề Toán năm nay. Nhiều câu hỏi học sinh rất lo lắng đã được giảm mức độ phù hợp như câu 3 bài I, câu II.2b, câu 2 bài III. Tựu chung, đề Toán nhẹ nhàng, có tính phân loại, phù hợp với một năm học sinh học trực tuyến với thời gian dài. Mức độ điểm trung bình có thể ở 6,5 - 7,25 điểm” – thầy Nguyễn Cao Cường nhận định.

Nhận định và gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn

Nhận định và gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

01 Apr, 04:08 PM

Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

30 Mar, 09:04 AM

Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

29 Mar, 10:14 PM

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước nhiều thay đổi của kỳ thi cũng như công tác tuyển sinh đại học, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ