| Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản (BĐS) Hà Nội. |
|
Cộng với tư tưởng chạy theo lợi nhuận của chủ đầu tư đang khiến câu chuyện chung cư chìm trong băng rôn, biểu ngữ. Liên quan đến tình trạng bùng nổ kiện tụng căng thẳng giữa kẻ bán người mua, Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản (BĐS) Hà Nội.
Chỉ cần gõ từ khóa “tranh chấp chung cư” trên google cho ra con số khổng lồ: 996.000 kết quả trong vòng 0,53 giây. Thậm chí, có nhiều vụ cư dân phải căng băng rôn dai dẳng hàng tháng trời. Căn nguyên bắt đầu từ đâu, thưa ông?- Quá trình mâu thuẫn giữa kẻ bán - người mua từ khi phát sinh cho đến lúc công khai tranh chấp là một khoảng thời gian dài, không thể thương lượng và không thể tìm được tiếng nói chung. Như “giọt nước tràn ly”, cư dân tại nhiều chung cư căng băng rôn, biểu ngữ đấu tranh đòi quyền lợi. Tuy nhiên, tình trạng này có dấu hiệu tái diễn trên thị trường cũng là điều dễ lý giải. Bởi thời kỳ quá độ, hàng trăm tòa chung cư bàn giao ồ ạt, với không ít tòa nhà có chất lượng và khâu hậu mãi yếu kém. Trong khi đó, luật hiện nay lại chưa thực sự chi tiết và bám sát giải quyết các vấn đề tồn tại.
Tại nhiều DA, cư dân làm “căng”, thanh khoản có biểu hiện chững lại, thậm chí còn rao bán cắt lỗ tràn lan, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Theo ông, có cách nào để cư dân đấu tranh giành quyền lợi mà không bị ảnh hưởng đến giá trị căn hộ không?- Không thể phủ nhận tâm lý của người dân Việt Nam thường ngại ngần khi tìm hiểu các chung cư đang kiện tụng. Dù vậy, nếu tính trên thang điểm 10, việc tranh chấp chung cư chưa hoàn toàn khiến DA đi vào ngõ cụt. Giá trị một căn hộ còn phụ thuộc vào vị trí, chất lượng xây dựng nhà ở. Thực tế cho thấy, hiện nay, hầu hết ở các tòa chung cư, cư dân vẫn rất quyết liệt trong việc đấu tranh đòi quyền lợi, cũng không vì sợ DA giảm giá mà giảm đi phần đấu tranh. Ở góc độ quá căng thẳng, cần có sự vào cuộc của bên thứ ba là các cơ quan chức năng.
Vậy, cần làm thế nào để hóa giải tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư?- Để xử lý tình huống này, 2 nhân tố: Chủ đầu tư và người mua nhà phải chấp nhận chịu thiệt. Chỉ là làm sao tìm hướng giải quyết cho cái thiệt là ít nhất. Trường hợp chủ đầu tư chưa bán hết căn hộ, cư dân có thể đặt thẳng vấn đề với họ, mặc cả với nhau, ai mất nhiều, ai mất ít, chẳng hạn bỏ ra vài tỷ đồng bảo trì để bán ra có lợi hơn. Trường hợp DA đã bán gần hết, cư dân bị đặt vào thế “cầm dao đằng lưỡi” thì đấu tranh là một giải pháp cần lưu tâm. Mâu thuẫn càng lớn thì tất yếu giá giảm là khó tránh khỏi. Dù vậy, về lâu dài nếu giấu nhẹm thông tin thì kinh phí thiệt thòi cho sự im lặng đôi khi còn lớn hơn. Tùy ngữ cảnh, động thái đấu tranh cũng là một hướng đi cần mạnh dạn bước tới. Ngược lại, nếu vấn đề “nhỏ” hơn, có thể cân đối thì nên “đóng cửa bảo nhau”.
Xin cảm ơn ông!