Đề xuất 9 mô hình sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè tại Hà Nội
Căn cứ theo kết quả khảo sát tại 273 tuyến phố, 468 đoạn tuyến và 899 hè phố, Tổ soạn thảo Đề án quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất 9 mô hình áp dụng với vỉa hè có bề rộng mặt cắt từ tối đa 1,5m đến hơn 7,5m để kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế đô thị, tạm trông giữ phương tiện giao thông.

Mô hình 1 áp dụng với khu phố cổ có diện tích vỉa hè dưới 3m. Theo đó, tổ chức kinh doanh trên hè phố khi chiều rộng hè phố đảm bảo phần đường đi bộ bằng hoặc rộng hơn 1,5m. Tổ chức kinh doanh tại khoảng giữa các cây trên hè phố trong trường hợp trên hè phố trông cây xanh và phải đảm bảo lối ra vào công trình, phần hè phố còn lại (nếu có) tổ chức kinh doanh. Đối với vỉa hè rộng 1,5m thì không tổ chức kinh doanh, dành phần vỉa hè cho người đi bộ và người khuyết tật.
8 mô hình còn lại áp dụng với hè phố có bề rộng lớn từ 3 - 7,5m, trong đó ưu tiên tối thiểu 1,5m bề rộng ở giữa dành cho người đi bộ, khoảng không bên trong sát nhà ở, công trình được bố trí để kinh doanh còn phần vỉa hè tiếp giáp lòng đường được cho đỗ xe đạp, xe máy nếu đảm bảo diện tích.
Trong đó, 2 mô hình (vỉa hè rộng từ 3 - 4,5m) cho thuê vỉa hè chỉ áp dụng đối với khu vực phố cổ, phố cũ với phương án: Đối với tuyến phố vỉa hè rộng từ 3 đến 4m, phần kinh doanh giữa các cây xanh rộng 1,5m, phần hè cho người đi bộ và người khuyết tật rộng từ 1,5 – 2,5m, không đỗ xe trên vỉa hè.
Đối với vỉa hè rộng từ 4 - 4,5m, tổ soạn thảo đề xuất 2 phương án. Phương án 1, phần kinh doanh giữa các cây xanh rộng 1,5m, phần hè cho người đi bộ và người khuyết tật rộng 1,5m, phần sát mép đường xư chạy được đỗ xe đạp, xe máy (không đỗ ô tô) theo hình thức đỗ ngang hoặc chéo góc rộng và phải đảm bảo đỗ được xe. Phương án 2, phần sát mép đường xe chạy được đỗ xe đạp, xe máy (không đỗ ô tô) giữa các cây xanh.
Cùng với đó, Tổ soạn thảo đã xây dựng phương án, mô hình đối với các tuyến phố có vỉa hè có bề rộng từ 4,5 - 7,5m. Tại các mô hình này, quy định khu vực đỗ xe đạp, xe máy, khu vực tổ chức kinh doanh, và phần đường dành cho người đi bộ, người khuyết tật. Trong đó, đối với những tuyến đường vỉa hè rộng, diện tích dành cho người đi bộ cũng tăng lên hơn 3m, vượt mức tối thiểu 1,5m.

Đốt lửa trên vỉa hè: Khi văn hóa ứng xử gặp thử thách đời thường
Kinhtedothi - Trong đời sống hằng ngày, ứng xử nơi công cộng là tấm gương phản chiếu sự văn minh của một cá nhân, một cộng đồng. Tuy nhiên, ở không ít nơi, hình ảnh vỉa hè, lòng đường bị biến thành không gian riêng để đun, nấu, hay đốt lửa vẫn còn diễn ra phổ biến.

Xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè phố Chùa Bộc làm nơi kinh doanh
Kinhtedothi - Lực lượng chức năng phường Trung Liệt, quận Đống Đa vừa tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè phố Chùa Bộc làm nơi kinh doanh gây cản trở, mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị sau phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị.

Sáu tiêu chí khai thác sử dụng lòng đường vỉa hè
Kinhtedothi – Ngày 18/12, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.