Từ đây, phát sinh câu hỏi về số tiền hàng trăm tỷ đồng có nguy cơ bị lãng phí thuộc trách nhiệm của ai? Giới chuyên gia quan ngại, đây là “chấn động” đầu tiên nhưng chưa phải cuối cùng liên quan đến quỹ nhà TĐC bỏ trống bởi dự án…"treo".
Không thể tùy tiện đập điTrước tình trạng nhà xây dựng xong hơn 10 năm nhưng người dân không nhận nhà, mới đây, chủ đầu tư Hanco3 đã có văn bản đề xuất TP cho phép phá dỡ 3 tòa nhà TĐC tại chỗ. Từ đó, xây dựng nhà thương mại phục vụ TĐC theo đặt hàng của TP đáp ứng nhu cầu mới của người dân.Bàn về vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, bản thân khu TĐC Sài Đồng khi thực hiện đã quá rập khuôn. Thứ nhất, chủ đầu tư xây dựng tòa nhà TĐC một cách máy móc, không tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư tại đó. Tất yếu, người dân quay lưng vì không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của họ. Thứ hai, chủ đầu tư cho rằng tòa nhà bỏ trống 10 năm nên giờ xuống cấp cần phá đi là một đề xuất nguy hiểm. Một khu TĐC lúc xây dựng xong đã báo cáo là bền vững. Vậy mà 10 năm đã xuống cấp, đòi phá là nghịch lý.
Ba tòa nhà TĐC Sài Đồng với 150 căn hộ được triển khai từ năm 2001 - 2006 do Hanco3 làm chủ đầu tư bỏ trống hơn 10 năm nay. Ảnh: Vân Hằng |
Chính sách TĐC là chủ trương rất đúng nhưng thực hiện chưa thấu đáo. Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã kiến nghị không nên làm nhà TĐC ở các đô thị. Nội dung này đã được Luật Xây dựng 2014 đưa vào: “Ở các đô thị loại 2 trở lên không xây dựng nhà TĐC và chuyển sang phương thức đền bù trực tiếp cho người dân có “nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ”. Để giải quyết nhà TĐC theo nguyên lý thị trường, phải nâng mức giá đền bù đúng giá thị trường. Khi giao dịch theo cơ chế mua - bán rõ ràng chất lượng quản lý, dịch vụ cũng tương xứng hơn nhiều. Ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam |