Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất tốc độ tối đa của xe máy khi tham gia giao thông từ 1/1/2025

Kinhtedothi - Bộ GTVT đang có đề xuất mới về tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông từ 1/1/2025 trong dự thảo Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Người đi xe máy cần tuân thủ tốc độ tối đa cho phép. Ảnh minh họa.

Bộ GTVT đang dự thảo Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, nhằm hướng dẫn phù hợp theo Luật Đường bộ 2024 và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Dự thảo có hiệu lực từ 1/1/2025.

Dự kiến dự thảo Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 31/2019/TT-BGTVT nếu được ban hành chính thức.

Điều 6 dự thảo quy định tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc, đường bộ trên cao không có nút giao bằng với đường bộ khác).

Theo đó, tốc độ tối đa cho phép như sau:

Có thể thấy đề xuất về tốc độ tối đa cho phép cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư không có sự thay đổi so với quy định hiện hành tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

Nhưng, dự thảo Thông tư mới đã đề xuất bổ sung thêm quy định sau: Trường hợp đường trong khu vực đông dân cư có điều kiện thuận lợi để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ (như đường trên cao không có nút giao bằng với đường bộ khác, đường trong đô thị được phân cách với đường bên bằng dải phân cách cứng), người quản lý sử dụng đường bộ tổ chức đánh giá, nếu bảo đảm an toàn, báo cáo Cơ quan quản lý đường bộ quyết định tốc độ tối đa lớn hơn giới hạn tại khoản 1 Điều này và thực hiện đặt báo hiệu tốc độ tối đa cho phép.

Về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được quy định tại Điều 7 của dự thảo chi tiết như sau:

Như vậy, đối với tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực dân cư được đề xuất tại dự thảo Thông tư cũng không có sự thay đổi so với quy định hiện hành đang áp dụng tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

Tuy nhiên, tương tự với đề xuất về tốc độ giới hạn trong khu dân cư, thì đối với khu vực ngoài dân cư cũng đã đề xuất thêm quy định đối với trường hợp sau:

Trường hợp đường bộ đang khai thác nằm ngoài khu vực đông dân cư và thuộc các đoạn đường cấp V, cấp VI theo cấp thiết kế, hoặc các tuyến đường, đoạn đường có điều kiện bất lợi, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mất an toàn giao thông (tổng bề rộng mặt đường phần xe chạy theo mỗi chiều đường từ 3,5m trở xuống, bán kính đường cong nhỏ, các đường cong liên tiếp, độ dốc dọc lớn, tầm nhìn hạn chế, hoặc các trường hợp bất lợi khác), Người quản lý, sử dụng đường bộ tổ chức đánh giá, báo cáo Cơ quan quản lý đường bộ quyết định tốc độ tối đa cho phép nhỏ hơn giới hạn tại Khoản 1 Điều 6 dự thảo Thông tư và thực hiện đặt báo hiệu tốc độ tối đa cho phép.

Như vậy, theo dự thảo, xe máy khi đi vào khu vực đông dân cư có thể đi với tốc độ 60km/h (đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên), 50km/h (đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới).

Đối với khu vực ngoài khu đông dân cư, xe máy có thể đi với tốc độ tối đa 70km/h (đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên), 60km/h (đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới).

Thái Bình: cấm tất cả các xe cơ giới đi trên đê

Thái Bình: cấm tất cả các xe cơ giới đi trên đê

Sắp xét xử vụ án tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Sắp xét xử vụ án tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ