Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất xây dựng Nghị định phát hành phổ biến phim dùng ngân sách Nhà nước

Kinhtedothi - Sau thành công của phim điện ảnh "Đào, phở và piano", Cục Điện ảnh đề xuất với lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng Nghị định về phát hành phổ biến phim sử dụng ngân sách Nhà nước.
Hậu trường phim "Đào, phở và piano". Ảnh: Đoàn phim cung cấp

Tại họp báo thường kỳ quý I/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây, Cục trưởng Cục điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim “Đào, phở và piano” cùng với phim “Hồng Hà nữ sĩ” và 6 bộ phim hoạt hình khác thuộc chương trình thí điểm phát hành của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ra rạp tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia.

Chương trình này hướng đến mục đích đo lường khả năng tạo doanh thu của phim Nhà nước. Sau khi các tác phẩm được quan tâm, Cục Điện ảnh đã chiếu ở một số rạp tư nhân, những đơn vị đồng ý nộp 100% doanh thu vào ngân sách Quốc gia.

Ông Thành giải thích, Nhà nước đặt hàng đầu tư kinh phí sản xuất phim nhưng chưa bao giờ có kinh phí cho phát hành, quảng bá phim. Cục Điện ảnh không có chức năng phát hành phim mà phải có đơn vị riêng. Đơn vị phát hành trước đây là Fafim Việt Nam nhưng hiện tại, doanh nghiệp này đang ngưng hoạt động do gặp nhiều vấn đề sau cổ phần hóa.

Sau phim "Đào, phở và piano", Cục Điện ảnh đề xuất với lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng Nghị định về phát hành phổ biến phim sử dụng ngân sách Nhà nước, đề xuất giao Trung tâm chiếu phim Quốc gia phát hành nguồn phim này. Dự kiến đề án sẽ được hoàn thiện cuối năm nay.

Đầu năm 2024, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông ký ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước.

Theo đó, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia xây dựng phương án phổ biến phim gồm thời gian, lịch chiếu, kế hoạch truyền thông, khán giả… Sau sự thành công của "Đào, phở và piano", Trung tâm Chiếu phim Quốc gia sẽ làm nhiệm vụ phát hành phim Nhà nước đặt hàng.

Mục tiêu hướng đến là phải tối ưu hóa các phương thức phát hành phổ biến như phổ biến trong rạp chiếu phim, trên không gian mạng, tại các địa điểm chiếu phim công cộng, tuyên truyền trong các tuần phim, đợt phim kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, cân đối giữa phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát hành thương mại.

Cũng theo kế hoạch này, các đài truyền hình các tỉnh, TP sẽ phát hành, phổ biến phim có chủ đề, nội dung phục vụ nhiệm vụ chính trị, hoặc có bối cảnh quay tại các tỉnh, TP trên toàn quốc. Danh sách phim sẽ do Cục Điện ảnh lựa chọn.

Trước đó, phim điện ảnh "Đào, phở và piano" do Nhà nước đặt hàng với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng đã gây sốt mạnh mẽ trên mạng xã hội. Phim từng được chiếu miễn phí tại Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội năm 2022 và Liên hoan phim Việt Nam năm 2023. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, phim chưa thực sự được chú ý.

Tết 2024, phim trình chiếu tại duy nhất một cụm rạp ở Hà Nội, nhưng cũng không gây được tiếng vang. Cho tới hết kỳ nghỉ Tết, bộ phim bất ngờ trở thành chủ đề được bàn luận trên mạng. Nhiều khán giả phản ánh phim khó đặt vé vì suất chiếu hạn chế, thậm chí website của nhà rạp bị sập vì lượng người truy cập đặt vé quá đông. Để đáp ứng nhu cầu xem phim của công chúng, nhà rạp thông báo mở thêm nhiều suất chiếu. Doanh thu của phim vì thế cũng tăng lên đáng kể. Đến nay, phim đạt doanh thu 21 tỷ đồng.

Phim gây ấn tượng bởi khắc họa vẻ đẹp bi hùng của quân và dân Hà Nội trong những ngày đạn bom khói lửa của mùa xuân 1947. Phim kể về cô tiểu thư nhà trí thức (Cao Thị Thùy Linh) trốn gia đình từ quê về lại căn nhà ở Hà Nội để tìm cây đàn dương cầm yêu quý của mình thì tình cờ gặp lại người đàn ông mình thương nhớ. Anh là lính Vệ quốc quân (Doãn Quốc Đam), đang làm nhiệm vụ ở chính con phố cổ nơi gia đình cô sinh sống.

Với sự giúp đỡ của những người tốt bụng, hai người đã nên duyên vợ chồng, có một đám cưới đơn sơ giữa trận mạc hoang tàn của phố phường Hà Nội, vào đúng khoảnh khắc chuyển giao của đất trời.

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh cho rằng phim có những tìm tòi sáng tạo trong ngôn ngữ điện ảnh, đặc biệt là dấu ấn của đạo diễn Phi Tiến Sơn khi tạo ra một bộ phim thể hiện đúng tinh thần và khí chất của người Hà Nội những năm 1946-1947. Phim cũng từng đoạt Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 tại Đà Lạt hồi cuối năm ngoái.

Đào, Phở và Piano: Tín hiệu tích cực từ phim Nhà nước đặt hàng

Đào, Phở và Piano: Tín hiệu tích cực từ phim Nhà nước đặt hàng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

05 Apr, 04:56 PM

Kinhtedothi – Luật Thủ đô năm 2024 quy định, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây là chính sách đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Công nghệ nâng tầm giá trị di sản

Công nghệ nâng tầm giá trị di sản

05 Apr, 12:27 PM

Kinhtedothi - Mùa lễ hội 2025 tại Hà Nội đã ghi nhận nhiều đổi mới, đột phá trong công tác tổ chức. Theo đó, việc áp dụng công nghệ, chuyển đổi số đã thổi bùng làn sóng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, góp phần nâng tầm giá trị di sản, đưa di sản đến gần hơn với công chúng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ