Kinhtedothi - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm trúng tuyển xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Năm nay trường lấy điểm chuẩn cao nhất là 28,5 điểm.
Thí sinh thi Kỳ thi Đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2022
Có ba ngành lấy điểm chuẩn là 28,5 gồm: Giáo dục chính trị tại tổ hợp C19 (Văn, Sử và Giáo dục công dân) và C20 (Văn, Địa và Giáo dục công dân); Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử tại tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa). Mức này ở cả ba ngành cao hơn năm ngoái 0,25 đến 1 điểm.
Đây là điều được dự báo trước khi số điểm giỏi thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn tăng và phổ điểm môn Lịch sử đẹp hơn so với năm ngoái.
Điểm chuẩn thấp nhất năm nay thuộc ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật với 16,75 ở tổ hợp C00.
Xét riêng nhóm ngành đào tạo giáo viên, điểm trúng tuyển ngành Sư phạm Âm nhạc thấp nhất là 18,38 điểm.
Năm 2022, ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển 7.000 chỉ tiêu bằng các phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết hợp học bạ và kết quả thi năng khiếu và dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức.
Kinhtedothi – Theo thông tin vừa công bố của ĐH Ngoại thương thì điểm chuẩn năm nay của trường có phần hạ nhiệt hơn so với năm 2021; cụ thể, mức điểm chuẩn cao nhất của trường năm 2022 là 28,4 điểm.
Kinhtedothi – Chiều 15/9, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố điểm chuẩn năm 2022 đúng kế hoạch. Theo đó, điểm chuẩn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT của trường từ 23,03 đến 28,29 điểm.
Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.
Kinhtedothi- Đại học Bách khoa Hà Nội tạo ra công thức quy đổi điểm giữa các phương thức phục vụ công tác tuyển sinh đại học năm 2025 và cũng là đơn vị đầu tiên công bố phương thức quy đổi dự kiến.
Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.
Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước nhiều thay đổi của kỳ thi cũng như công tác tuyển sinh đại học, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025”.