Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Di tích cách mạng Trung Giã, nơi ghi dấu lịch sử trước thực dân Pháp

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã tại huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) được xây dựng vào năm 2004. Đây là nơi diễn ra Hội nghị quân sự đặc biệt quan trọng sau chiến thắng Điện Biện Phủ, đánh dấu thắng lợi lịch sử của quân và dân Việt Nam trước thực dân Pháp năm 1954.

Di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã nằm ven Quốc lộ 3 thuộc địa bàn thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn; cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 40km. Công trình đã được xếp hạng di tích cấp TP vào năm 2002.

Di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã nằm ven Quốc lộ 3 thuộc địa bàn thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn; cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 40km. Công trình đã được xếp hạng di tích cấp TP vào năm 2002.

Di tích là nơi diễn ra Hội nghị quân sự Trung Giã vào tháng 7 năm 1954, sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Di tích là nơi diễn ra Hội nghị quân sự Trung Giã vào tháng 7 năm 1954, sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Đây là cuộc đàm phán về quân sự giữa đoàn đại biểu Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam và đoàn đại biểu Bộ tổng tư lệnh chỉ huy các lực lượng Pháp để đi đến thống nhất ngừng bắn, đình chiến, lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Đây là cuộc đàm phán về quân sự giữa đoàn đại biểu Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam và đoàn đại biểu Bộ tổng tư lệnh chỉ huy các lực lượng Pháp để đi đến thống nhất ngừng bắn, đình chiến, lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Tại khu di tích hiện nay vẫn còn nhiều hạng mục công trình được bảo vệ, gìn giữ. Trong số này có nhà đón tiếp, phòng trưng bày tranh ảnh, hiện vật liên quan đến Hội nghị quân sự Trung Giã gần 70 năm về trước.

Tại khu di tích hiện nay vẫn còn nhiều hạng mục công trình được bảo vệ, gìn giữ. Trong số này có nhà đón tiếp, phòng trưng bày tranh ảnh, hiện vật liên quan đến Hội nghị quân sự Trung Giã gần 70 năm về trước.

Từng được tu bổ một lần vào năm 2017, tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục công trình tại di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã đã xuống cấp nghiêm trọng.

Từng được tu bổ một lần vào năm 2017, tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục công trình tại di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tại khu vực hai nhà lán trại, nơi tổ chức hội nghị quân sự giữa đại biểu Việt Nam - Pháp, hiện nay không còn lại nhiều hạng mục. Duy chỉ còn sót lại một vài bộ bàn ghế đã cũ…

Tại khu vực hai nhà lán trại, nơi tổ chức hội nghị quân sự giữa đại biểu Việt Nam - Pháp, hiện nay không còn lại nhiều hạng mục. Duy chỉ còn sót lại một vài bộ bàn ghế đã cũ…

Được biết, để bảo tồn và phát huy giá trị di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã, UBND huyện Sóc Sơn đã có báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tôn tạo, tu bổ di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là gần 71 tỷ đồng.

Được biết, để bảo tồn và phát huy giá trị di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã, UBND huyện Sóc Sơn đã có báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tôn tạo, tu bổ di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là gần 71 tỷ đồng.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã được xây dựng sẽ mang lại lợi ích kinh tế xã hội thông qua hoạt động thăm quan, học tập, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân những giá trị văn hóa lịch sử góp phần nâng cao dân trí, truyền thống văn hóa.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã được xây dựng sẽ mang lại lợi ích kinh tế xã hội thông qua hoạt động thăm quan, học tập, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân những giá trị văn hóa lịch sử góp phần nâng cao dân trí, truyền thống văn hóa.

Di tích cách mạng Trung Giã, nơi ghi dấu lịch sử trước thực dân Pháp - Ảnh 1