Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đi tìm lời giải cho thầy Park?

Đông Hùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Sân cỏ Việt Nam hiện đang thiếu các tay săn bàn đúng nghĩa. Nhưng VFF khó lòng mà giảm được số lượng ngoại binh trên hàng công. Vậy phải làm thế nào?

Sau trận giao hữu giữa đội tuyển Việt Nam và U22, huấn luyện viên Park Hang-Seo thêm 1 lần nữa phàn nàn về vị trí tiền đạo. Ông nói rằng: "Tôi đã vận hành đội tuyển mấy năm rồi mà chưa thấy tiền đạo nào tốt hơn Công Phượng, Đức Chinh, Tiến Linh”. Ông cho rằng nguyên nhân V.League có có 47 cầu thủ ngoại và 70% đá tiền đạo. Vậy thì  đội tuyển quốc gia Việt Nam tìm đâu ra tiền đạo, đặc biệt là cầu thủ trẻ?
 Công Phượng vẫn chỉ đóng vai trò dự bị. Ảnh FBCN

Thực trạng buồn
Trước hết, việc không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia khác, việc xung đột quyền lợi giữa CLB và đội tuyển quốc gia là “chuyện thường ngày sân cỏ”. Ngay cả các quốc gia có nền bóng đá tiên tiến như Anh, Pháp, Nhật Bản…thì vẫn phải chiêu mộ ngoại binh Brazil, Argentina…để nâng cao chất lượng của giải vô địch.
Với việc các CLB V.League được phép dùng 3 ngoại binh thì 2 cho vị trí tấn công, 1 cho hàng hậu vệ đang là công thức ưa dùng. Điều ông Park nói không sai nhưng lại không hoàn toàn đúng. Hãy nhìn các CLB ở Thai-League được phép đăng ký tối đa 37 cầu thủ (tính cả cầu thủ ngoại) cho mùa bóng năm nay.Về số lượng ngoại binh, Thai-League quy định mỗi CLB được phép đăng ký 3 ngoại binh (trên toàn thế giới), 1 cầu thủ đến từ các liên đoàn thuộc AFC và không giới hạn cầu thủ thuộc khối ASEAN. 
Như vậy, trong 1 trận đấu ở Thai-League, các CLB được phép sử dụng đến 7 ngoại binh, con số được cho là lớn hơn V.League rất nhiều. Đây là chiến lược giúp Thai-League tăng giá trị thương mại, bán bản quyền truyền hình, kéo thêm nhiều nhà tài trợ. Các CLB Thái Lan và Việt Nam đều sẵn sàng dùng nội binh, nếu đáp ứng được yêu cầu của chuyên môn. Thực tế khi V.League cho phép dùng 5 ngoại binh thì các nội binh cỡ Huỳnh Đức, Văn Quyến vẫn có vị trí đứng.
Trước hết, phải khẳng định V.League không thể đi ngước lại xu hướng bóng đá thế giới khi hạn chế ngoại binh, hạn chế tiền đạo ngoại. Thực tế, việc sử dụng 2 ngoại binh đã giúp cho các cầu thủ hậu vệ Việt Nam có dịp nâng cao trình độ chuyên môn, rõ ràng Quế Ngọc Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh…đã thi đấu ngày càng chững chạc. Sau 5 trận đấu, ĐT Việt Nam chỉ thủng lưới 1 bàn tại bảng G - Vòng loại World Cup 2022.
 Hồ Tuấn Tài đang là niềm hy vọng mới cho đội tuyển. Ảnh FBNV
Đi tìm câu trả lời
Hiện nay, ông Park Park Hang-seo chỉ có trong tay 8 tiền đạo là: Nguyễn Văn Toàn, Phan Văn Long, Phan Văn Đức, Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Công Phượng,  Hồ Tuấn Tài, Nguyễn Tiến Linh và Hà Đức Chinh. Nhưng xem ra vị trí tiền đạo cắm khi chỉ có Đức Chinh và Tiến Linh là khuôn mặt đáp ứng được sự kỳ vọng. Khi đá với sơ đồ 2 tiền đạo, ông Park cần thêm một trung phong có thể hình to cao, có khả năng độc lập tác chiến nhưng 2 năm qua đãi cát nhưng ông chưa tìm thấy vàng.

Kinh nghiệm của các quốc gia khác là VFF, không thể giảm các ngoại binh mà phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo trẻ và tổ chức thêm nhiều giải đấu trẻ cấp quốc gia, liên khu vực. Ngoài các giải U19 và U21 quốc gia, chúng ta cần có thêm các giải đấu khác để tăng cường sự cọ xát của các cầu thủ trẻ.
Ngoài ra, thay vì quy định cứng tại điều lệ giải các CLB có thể có những thỏa thuận ngầm về các điều kiện để ưu tiên sử dụng nội binh, kiểu như bầu Đức vẫn đang làm. Tất nhiên, ngoài ra người ta vẫn hy vọng ông thầy Park mát tay sẽ làm mới chính các cầu thủ đang không có đất dụng võ tại CLB.