Bưởi Diễn
Trên mâm ngũ quả ngày Tết không gia đình nào thiếu quả bưởi, một trong 5 loại quả được chắt chiu từ bàn tay người lao động, kính dâng lên tổ tiên trong những ngày Tết tượng trưng cho sự sung túc đủ đầy.
Bà Nguyễn Thị Dung - phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. |
Những trái bưởi Diễn vàng óng, thơm nức bày trên mâm ngũ quả sẽ mang đến sự ấm cúng và đủ đầy cho năm mới. |
Cũng là giống bưởi Diễn, nhưng ruột vàng và được người dân xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng đưa về canh tác từ hàng chục năm nay. Trước kia bưởi tôm vàng đã được người dân Thượng Mỗ trồng đến 60ha. Tuy nhiên, do kỹ thuật chăm sóc chưa đảm bảo nên cây bưởi không cho thu nhập cao, nhiều người đã chặt bỏ bớt. Đến năm 2016, xã Thượng Mỗ đã xây dựng dự án nâng cao chất lượng hiệu quả trồng bưởi tôm vàng. Sau 2 năm triển khai, năng suất của bưởi tôm vàng đã tăng 30% năm 2017. Tuy giá giảm khoảng 10.000 - 15.000 đồng/quả so với 2016 nhưng giá trị thu nhập trên mỗi sào canh tác vẫn tăng so với năm 2016.
Bưởi tôm vàng được người dân Thượng Mỗ ngắt đi bán Tết. |
Đã trở thành đặc sản của Hà Nội, cam canh hay còn gọi là cam đường canh được nhiều vùng ngoại thành trồng. Nhiều nhất và các địa phương ven sông Hồng, sông Đáy như Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh… Đây là giống cam có vị ngọt đậm vỏ màu vàng đỏ, là giống được trồng lâu đời ở xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Cam canh cũng là loại quả được liệt vào loại quý hiếm xưa kia chỉ để tiến vua.
Cam canh ở Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội. |
Anh Hiếu chọn những quả cam canh chín ngắt đi bán. |
Đã từ lâu người Hà Nội đã quen với một địa phương trồng phật thủ của Thủ đô đó là xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chỉ có người Đắc Sở trồng phật thủ mới cho trái đẹp, tay dài. Theo tín ngưỡng tâm linh của nhà Phật, phật thủ khi bày vào mâm ngũ quả nhìn giống như bày tay của Đức Phật. Khi thờ trái phật thủ người ta tâm niệm rằng Đức Phật đang ngự trị ngôi nhà những ngày đầu xuân, mang đến mỗi gia đình bình yên, an lạc và hạnh phúc. Vì vậy, nhiều gia đình bày loại trái cây này trong ngày Tết với một mong ước một năm mới mưa thuận, gió hòa, an lành, hạnh phúc, vui vẻ, no ấm.
Trái phạt thủ tượng trưng cho nhà Phật, đem đến cho mỗi nhà sự bình an, hạnh phúc, giàu sang. |
Bánh chưng, bánh dày đã đi vào lịch sử, văn hoa ẩm thực của người Việt từ cổ xưa, tượng trưng cho trời tròn, đất vuông. Thờ bánh chưng trong ngày Tết chính là tục lệ của người dân trồng lúa nước. Sau vụ lúa hạt gạo dẻo thơm, gói cùng với thịt lợn, gia vị dâng cúng tổ tiên, vừa là để báo cáo thành quả 1 năm cấy trồng. Bánh chưng thờ trong ngày Tết cũng thể hiện mọi việc trong năm mới đều vuông tròn, no đủ.
Bánh chưng Tranh Khúc nổi tiếng khắp đất nước bởi các nguyên liệu được lựa chọn kỹ, sản xuất với quy trình sạch đảm bảo an toàn thực phẩm. |
Người gói bánh của làng Tranh Khúc bắt đầu nhộn nhịp từ trước Tết Dương lịch, phục vụ Tết, ngày Rằm tháng Chạp, ngày Lễ Táo quân và Tết Âm lịch. Chỉ khoảng 2 tháng trước Tết Nguyên đán nhưng mỗi năm làng cho ra thị trường hàng chục vạn bánh.Năm nay, giá bánh chưng mỗi chiếc nặng khoảng 1,2 kg bán khoảng 50.000 đồng/chiếc. Bánh chưng gấc giá 70.000 - 80.000 đồng/chiếc. Những chiếc bánh lớn hơn, tùy theo yêu cầu của người đặt, có loại lên đến 100.000 đồng/chiếc. Để đảm bảo bánh được lâu và vận chuyển đi xa, bánh được đóng gói hút chân không.