Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điểm mới tại Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024

Kinhtedothi - Bước vào mùa thứ 6, điểm nổi bật của Liên hoan sân khấu Hà Nội đã mở rộng sân chơi cho các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp tại các tỉnh, thành phố lân cận Hà Nội cùng tham gia.
Vở diễn "Khoảng trống" (Nhà hát Kịch Hà Nội) mở màn Liên hoan Sân khấu Hà Nội 2024. Ảnh: M.M

Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 chính thức khai mạc ngày 1/11 tại Rạp Công nhân (42 phố Tràng Tiền, Hà Nội). Điểm mới của chương trình năm nay về quy mô tổ chức lớn khi có sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội cùng một số đơn vị nghệ thuật thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.

Góp mặt trong Liên hoan có 9 Nhà hát nằm trên địa bàn TP Hà Nội gồm: Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Quân đội, Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội và sân khấu Lucteam. Đây cũng là năm đầu tiên hai đơn vị Nhà hát Chèo Hải Phòng và Nhà hát Chèo Bắc Giang đăng ký tham gia.

Năm nay, Liên hoan có 11 tác phẩm sân khấu dự thi, ít hơn so với mọi năm. Lý giải về số lượng tác phẩm hạn chế, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Nguyễn Đăng Chương cho biết, do trong năm 2024 có nhiều Liên hoan sân khấu các cấp được tổ chức nên các đơn vị tập trung nguồn lực tham dự Liên hoan phù hợp. Tuy số lượng ít nhưng đảm bảo chất lượng tác phẩm, có nhiều vở diễn mới dàn dựng, đủ các loại hình nghệ thuật: kịch nói, chèo, cải lương, xiếc tạp kỹ, múa rối… với các đề tài lịch sử, dân gian, đề tài chiến tranh cách mạng…

Có thể kể đến các tác phẩm: Khoảng trống (Nhà hát Kịch Hà Nội), Cánh cửa khép hờ (Nhà hát Cải lương Việt Nam), Người hát ả đào (Nhà hát Chèo Hà Nội), Lý Thường Kiệt (Nhà hát Cải lương Hà Nội), Lộ hàng (Sân khấu Lucteam), Hoàng thành Thăng Long (Nhà hát Múa rối Việt Nam),

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Nhà hát Chèo Quân đội), Ông không phải là bố tôi (Nhà hát Kịch Tuổi Trẻ), Hoàng đế cờ lau (Nhà hát Múa rối Thăng Long), Sóng ven đô (Nhà hát Chèo Bắc Giang), Hồ Xuân Hương (Đoàn Chèo Hải Phòng).

Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 là sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Liên hoan diễn ra từ ngày 1/11 đến 9/11 tại Rạp Công nhân, Rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn TP Hà Nội.

Vở diễn “Khoảng trống” của Nhà hát Kịch Hà Nội được lựa chọn tác phẩm mở màn Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024. Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội Nguyễn Trung Hiếu chia sẻ: “Tập thể Nhà hát cảm thấy hào hứng tham gia một sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp, phản ánh rõ nét hoạt động nghệ thuật biểu diễn Thủ đô”.

Liên hoan Sân khấu Hà Nội là sự kiện tổ chức thường niên, hứa hẹn mang đến không khí sôi động, chắp cánh tình yêu nghề, tinh thần sáng tạo của đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, nhạc sĩ, biên đạo múa. Qua đó, đóng góp vào sự phát triển của sân khấu Thủ đô, cầu nối đưa nghệ thuật đến gần với công chúng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

06 Jul, 10:58 AM

Kinhtedothi – Sáng 6/7, xã Ô Diên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 846 năm ngày mất của danh nhân Tô Hiến Thành, nhà chính trị, nhân cách văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XII. Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản.

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

06 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Tại nhiều địa phương, công tác bảo vệ di tích, di sản có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, khoán trắng cho Ban Quản lý di tích; nhiều nơi thiếu nguồn lực, nhân sự để bảo vệ dẫn tới không quản lý xuể trong khi ý thức của du khách còn hạn chế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ