Điểm nhấn công nghệ tuần: Sẽ xử nghiêm vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm bản quyền truyền hình trên internet; Khai trừ Đảng với Phó viện trưởng viết sai sự thật trên Facebook; Gặp sự cố với YouTube, Yeah1 'bốc hơi' hơn 2.300 tỷ... là nội dung chú ý tuần qua.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm bản quyền truyền hình trên internet
Tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước của Bộ TT&TT ngày 6/3/2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo các đơn vị của Bộ phải tiếp tục rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bản quyền truyền hình trên môi trường internet.
 Xôi lạc TV vi phạm bản quyền truyền hình 
Tình trạng vi phạm bản quyền, nhất là bản quyền truyền hình trên internet ngày càng nhức nhối và kéo dài từ nhiều năm nay. Trong thời gian qua, ICTnews đã liên tục có bài phản ánh về tình trạng vi phạm bản quyền trên Internet, mạng xã hội. Trước xu thế xem các nội dung thể thao, phim, giải trí qua Internet và mạng xã hội ngày càng tăng thì những thách thức của hành vi xâm phạm bản quyền là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất nội dung.
Gần đây nhất, vào ngày 14/2/2019, cộng đồng mạng xôn xao vì một số trang Fanpage chính chủ (đã được Facebook verify tích dấu xanh - PV) bị biến mất. Trong đó có trang Zing TV có gần 700.000 like, trang Yêu Phim Ngôn Tình có 800.000 like, KhoaiTV có 870.000 like. Ba trang này đã bị Facebook xóa Fanpage vì vi phạm bản quyền bộ phim "Độc Cô Hoàng Hậu" do HT Pictures độc quyền phát hành ở Việt Nam.
Ngay khi chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2019" vừa lên sóng Nhóm Hiệp sỹ Online đã phát hiện có hơn 20 tài khoản YouTube phát sóng lậu chương trình "Táo quân 2019", hàng chục tài khoản Facebook cũng livestream lậu chương trình. Rất nhiều tài khoản YouTube khác cũng nhân chương trình "Táo quân 2019" để phát sóng lại chương trình Táo quân của những năm trước để kiếm view.
Nhiều tài khoản YouTube, Facebook tiếp sóng lậu "Táo quân 2019" từ VTV, ước tính có tới hàng trăm tài khoản mạng xã hội vi phạm bản quyền "Táo quân 2019". "Nhiều link phát lậu Táo quân 2019 bắt mỏi tay cũng không hết, nhiều tài khoản Facebook đã sau đó đã bị xóa link", đại diện Nhóm Hiệp sỹ Online cho hay.
Từ năm 2018, VTV đã thực hiện đăng ký bản quyền chương trình Táo quân ở Mỹ (nơi có trụ sở chính của YouTube và Facebook) nhằm mục đích ngăn chặn vi phạm bản quyền trên hai mạng xã hội lớn nhất này. Năm 2019, VTV đã gửi hồ sơ đăng ký bản quyền chương trình "Táo quân 2019" tại Mỹ. Trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, đội ngũ kỹ thuật của VTV ra quân tăng cường rà soát, đánh chặn những tài khoản, link vi phạm bản quyền chương trình “Táo quân 2019” cũng như các chương trình Tết của VTV. Nhưng trên thực tế tình trạng vi phạm bản quyền vẫn diễn ra mà đơn vị sở hữu quyền như VTV không có đủ khả năng ngăn chặn triệt để.
Trong năm 2018 chỉ trong vòng 10 ngày có bản quyền ASIAD 2018, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã phát hiện và cảnh báo hơn 10.000 tài khoản mạng xã hội vi phạm bản quyền. Trong suốt kỳ World Cup 2018, đã có hàng nghìn trường hợp vi phạm bản quyền bị phát hiện và cảnh báo, trong đó nhiều nhất là vi phạm trên môi trường mạng xã hội.
Trong kỳ AFF Cup 2018, khi các trận đấu có ĐT Việt Nam diễn ra hàng trăm kênh YouTube và tài khoản Facebook thực hiện livestream, mặc dù hai đơn vị sở hữu bản quyền giải đấu là VTV và Next Media đã liên tục cảnh báo các đơn vị vi phạm nhưng tình trạng vi phạm vẫn ngang nhiên tái diễn. Cũng trong kỳ AFF Cup 2018, Next Media đã chính thức gửi đơn khởi kiện một đơn vị truyền hình trả tiền là SCTV ra Tòa án nhân dân TP.HCM vì SCTV đã vi phạm bản quyền của Next Media trên hệ thống truyền hình trả tiền ở Việt Nam.
Trên Internet, hàng trăm trang web chuyên cung cấp phim lậu, các trang về thể thao cung cấp nội dung lậu tồn tại từ nhiều năm nay, dù cơ quan nhà nước có xử phạt một số trang nhưng thực tế thì như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Giải pháp mà Bộ TT&TT đưa ra từ cách đây hai năm là khuyến cáo các nhãn hàng không đăng quảng cáo trên các trang web có nội dung vi phạm bản quyền cũng giảm được một phần nào vi phạm. Về lý thuyết khi ngăn chặn được nguồn tiền từ quảng cáo thì các trang web lậu sẽ khó có đường sống. Nhưng thực tế thì các trang phát lậu phim và giải đấu thể thao vẫn còn nguồn tiền thu được thì các quảng cáo bất hợp pháp như quảng cáo cờ bạc, quảng cáo game lậu, do đó các trang lậu vẫn tồn tại, thách thức những biện pháp ngăn chặn của cơ quan quản lý.
Đơn cử Xôi Lạc TV cùng với 17 trang web khác đã bị Bộ TT&TT chỉ đạo các nhà mạng chặn truy cập do vi phạm bản quyền ASIAD 2018.
Trên thực tế, sau khi bị chặn truy cập, các trang web lậu đã chuyển sang hoạt động dưới một tên miền khác và vẫn tiếp tục kiếm tiền quảng cáo nhờ những nội dung ăn cắp của các đơn vị truyền hình.
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, vi phạm bản quyền cần phải được xem xét xử lý hình sự may ra mới đủ tính răn đe, bảo vệ các nhà sản xuất nội dung, trả lại sự trong sạch của môi trường số.
Khai trừ Đảng với Phó viện trưởng viết sai sự thật trên Facebook
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng Trần Đình Hồng cho biết, hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy ngày 5/3 đã quyết định khai trừ Đảng đối với Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế xã hội Đà Nẵng Trần Đức Anh Sơn.

 Ông Trần Đức Anh Sơn thuyết trình tại một sự kiện ở Quảng Trị. Ảnh: Infonet

Ông Sơn đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mạng xã hội, vi phạm quy định của BCH T.Ư về những điều đảng viên không được làm và vi phạm quy định của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhận định: Vi phạm của ông Sơn là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan nơi công tác.
Căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và xét nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm, Thành ủy Đà Nẵng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng đối với ông.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 20 (năm 2018), Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng cũng đã kỷ luật cảnh cáo ông Sơn.
Gặp sự cố với YouTube, Yeah1 'bốc hơi' hơn 2.300 tỷ đồng
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua ngày 8/3, YEG của Yeah1 giảm sàn mất 12.800 đồng còn 170.600 đồng/cổ phiếu. Trong phiên sáng khối lượng giao dịch tại mã này rất khiêm tốn với chỉ hơn 5.000 đơn vị được chuyển nhượng, không hề có dư mua mà còn xuất hiện dư bán sàn hơn 56,5 nghìn cổ phiếu.
 Ảnh minh họa.
YEG đang có chuỗi giao dịch bất lợi do dính vào rắc rối, bị tố là đã dung túng cho nội dung “bẩn” trên YouTube. Mặc dù đã phản hồi rõ với công chúng rằng “thông tin chính thức về sự việc vẫn còn đang phụ thuộc vào kết quả đàm phán của Yeah1 với YouTube”, song tính đến hết trưa nay, YEG đã có 5 phiên liên tục giảm sàn và theo đó, vốn hoá thị trường của Yeah1 bị “thổi bay” mất trên 2.300 tỷ đồng kể từ đầu tháng 3.
Đứng trước tình hình đó ngày 7/3, HĐQT Yeah1 đã thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ. Cụ thể, Yeah1 dự kiến sẽ mua lại 600.000 cổ phiếu quỹ, tương đương 1,9182% tổng khối lượng đã phát hành. Đây cũng là đợt mua cổ phiếu quỹ đầu tiên của YEG kể từ khi lên sàn. Giá mua được xác định theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện giao dịch.
Theo dự kiến, giao dịch sẽ được thực hiện sau khi có công văn chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và kể từ ngày công ty công bố thông tin đầy đủ theo quy định hiện hành. Thời hạn mua không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch.
Yeah1 dự kiến sẽ dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần để mua lại cổ phiếu quỹ. Tính đến ngày 31/12/2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Yeah1 ghi nhận hơn 101 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần 1.132 tỷ đồng.
HĐQT cũng đã thống nhất giao cho ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch HĐQT, hoàn thành các thủ tục đăng ký mua với UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) theo đúng quy định.
Ngay đầu tháng 3 năm nay, mọi triển vọng lạc quan cùng các kết quả tích cực của Yeah1 đã bị thổi bay với một thông báo đến từ YouTube. Theo đó, YouTube sẽ chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA: Content Hosting Agreement) sau ngày 31 tháng 3 năm 2019 tới đây với công ty con, công ty tài chính có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng kinh doanh quảng cáo YouTube Adsense của Tập đoàn.
Nếu nhìn vào cơ cấu kết quả kinh doanh năm 2018 của Yeah1, người ta thấy công ty đang phụ thuộc vào YouTube đến mức nào. Với 55,6% doanh thu và đến 88,6% lợi nhuận toàn Tập đoàn đều đến từ mảng kinh doanh kỹ thuật số trên YouTube – nghĩa là họ hoàn toàn phụ thuộc vào người khổng lồ này, với các chính sách rất ngặt nghèo và có thể thay đổi một cách đột ngột.
Với vai trò là một mạng lưới quản lý đa kênh (MCN: Multi Channel Network), Yeah1, thông qua các công ty con, bao gồm SpringMe Pte Ltd, Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC, sẽ làm trung gian để tuyển chọn và quản lý các kênh YouTube riêng lẻ cho các cá nhân, giúp họ thu hút lượt xem và tăng doanh thu quảng cáo. Thông qua các công ty này, hiện Yeah1 là hệ thống kênh YouTube hàng đầu châu Á với hơn 3.000 kênh và 610 triệu người đăng ký.
Nhưng đây cũng chính là nguồn cơn cho quyết định của YouTube. Phía YouTube cho rằng SpringMe Pte. Ltd. (một công ty có trụ sở tại Thái Lan, nơi Yeah1 sở hữu gián tiếp với 16,93% cổ phần) đã có hoạt động quản lý, tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách của họ, dẫn tới việc chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung CHSA nói trên.
Tuy nhiên, không chỉ riêng SpringMe bị ảnh hưởng, tất cả các công ty con khác của Yeah1, bao gồm Yeah1 Network và ScaleLab cũng bị YouTube áp dụng chính sách tương tự. Việc một công ty vi phạm nhưng biện pháp trừng phạt lại áp dụng cho cả các công ty độc lập có liên quan cho thấy YouTube có quyền lực gần như tuyệt đối với các mạng lưới kênh này, thay vì mối quan hệ hợp tác cộng sinh như mọi người vẫn thường nhầm tưởng.
Bộ đôi Galaxy S10 và S10+ chính thức được mở bán
Tuy nhiên, không chỉ riêng SpringMe bị ảnh hưởng, tất cả các công ty con khác của Yeah1, bao gồm Yeah1 Network và ScaleLab cũng bị YouTube áp dụng chính sách tương tự. Việc một công ty vi phạm nhưng biện pháp trừng phạt lại áp dụng cho cả các công ty độc lập có liên quan cho thấy YouTube có quyền lực gần như tuyệt đối với các mạng lưới kênh này, thay vì mối quan hệ hợp tác cộng sinh như mọi người vẫn thường nhầm tưởng.
 Ảnh minh họa.
Thế hệ Galaxy S mới nhất của Samsung chính thức bán ra tại FPT Shop với 3 phiên bản Galaxy S10, Galaxy S10+ (128GB) và Galaxy S10+ (512GB). Giá bán cho 3 phiên bản lần lượt là 20.990.000 đồng, 22.990.000 đồng và 28.990.000 đồng.
Về màu sắc, Galaxy S10, S10+ (128GB) có 3 lựa chọn trắng pha lê, đen ngân hà và xanh lục bảo. Riêng Galaxy S10+ (512GB) là phiên bản đặc biệt bằng chất liệu ceramic với duy nhất màu đen.
Ngoài ra, Galaxy S10e đen ngân hà cũng chính thức lên kệ từ hôm nay với giá bán 15.990.000 đồng.
Về tỉ lệ đặt mua các màu, đại diện hệ thống FPT Shop cho hay Galaxy S10 màu xanh lục bảo được yêu thích nhất khi chiếm 40% lượng đặt trước, đen ngân hà và trắng pha lê có tỉ lệ đặt trước như nhau là 30%.
Trong khi đó, Galaxy S10+ phiên bản trắng pha lê được lựa chọn nhiều nhất chiếm tỉ lệ 40%, kế đến là xanh lục bảo với 35% và đen ngân hà chiếm 25% lượng đặt trước.
Smartphone Galaxy S10+ phiên bản cao cấp bộ nhớ 512GB chiếm 10% trên tổng số đơn đặt mua S10+ tại hệ thống FPT Shop. Tất cả khách hàng đã đặt trước Galaxy S10, S10+ từ ngày 27/2 - 7/3 sẽ được nhận máy từ nay đến ngày 14/3 với bộ quà trị giá 6.000.000 đồng.

Tất cả khách hàng đã đặt trước Galaxy S10, S10+ từ ngày 27/2 - 7/3 sẽ được nhận máy từ nay đến ngày 14/3 với bộ quà trị giá 6.000.000 đồng.
Phía FPT Shop cũng cho hay từ ngày 8 - 31/3, hệ thống này cũng hỗ trợ bán trả góp 0% lãi suất trong kỳ hạn 6 tháng hoặc 9 tháng, được giảm 500.000 đồng khi thanh toán bằng VNPAY-QR và hưởng thêm ưu đãi phòng chờ hạng thương gia tại sân bay.
Galaxy S10 và S10+ năm nay cũng là dòng smartphone cao cấp được Samsung bán ra với nhiều phiên bản nhất với ba model S10 128GB (20,99 triệu đồng), S10+ 128GB (22,99 triệu đồng) và S10+ bản đặc biệt 512 GB vỏ gốm (28,99 triệu đồng).
Samsung Galaxy S10 được liệt kê vào danh sách những chiếc smartphone màn hình lớn nhất thế giới với công nghệ Infinity-O trứ danh, kéo diện tích màn hình dài ra 4 phía, đặc biệt là cạnh trên do đưa camera vào bên trong màn hình.
Màn hình tràn viền với kích thước 6.4 inches rất lớn, song, thiết kế tổng thể nhỏ gọn chỉ bằng các mẫu smartphone 5.5 inches. Nếu so với iPhone XS Max của Apple, các viền màn hình trên Galaxy S10 thanh thoát hơn và thoát khỏi sự khiếm khuyết lớn của màn hình tai thỏ.

Tỉ lệ 19:9 thực sự đã giúp Samsung tạo ra không gian giải trí ấn tượng đi kèm tấm nền Dynamic AMOLED đạt độ chuẩn màu sắc cao nhất hiện nay (theo đánh giá của Display Mate). Độ phân giải trên màn hình Galaxy S10e là Full HD+ và QHD+ dành cho Galaxy S10/S10+.
Những công nghệ tiên phong của Samsung đều đặt tại cụm camera này như chế độ quay phim chống rung 4K theo chuẩn HDR 10+, khả năng chống rung cũng được Samsung nhấn mạnh, phù hợp cho các vlogger hay những ai yêu thích quay video du lịch. Tất cả đều mang đến một smartphone hoàn hảo trong mọi khía cạnh của camera.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần