Điểm nhấn kinh tế tuần: Dân nghèo mất hàng chục tỷ đồng vì tiền ảo

Chia sẻ Zalo

Hàng ngàn người dân tại Gia Lai có nguy cơ mất trắng hơn 48 tỷ đồng sau khi đầu tư vào sàn tài chính tiền ảo đa cấp bitcoin.rn

Tiền ảo lừa đảo bủa vây quê nghèo

Mới đây, hàng trăm người dân tại Gia Lai đã có đơn tố cáo gửi lên cơ quan điều tra về việc mất tiền trong đường dây huy động vốn đa cấp ponzi với tên gọi sàn giao dịch
 Ảnh minh họa
của “Ngân hàng cộng đồng bitcoin” đột ngột ngưng hoạt động. Sàn tài chính này hoạt động trên nguyên tắc Cho – Nhận (người chơi tự giao dịch với nhau) nhận và thanh toán bằng tiền ảo bitcoin, chủ sàn chỉ thu phí trung gian.

Nghe theo lời dụ dỗ của chủ sàn, hàng ngàn người đã tham gia mua bitcoin để tham gia (giá trung bình 1 bitcoin là 14 triệu đồng). Đến nay đã 4 tháng từ khi tham gia hàng ngàn người chưa nhận được 1 đồng nào từ sàn và không nhận được 1 câu trả lời rõ ràng nào. Tổng khoản tiền người dân đổ vào đây đã lên tới 48,5 tỷ đồng.

Khi thời điểm người tham gia tin tưởng nhất và đưa tiền lên sàn nhiều nhất thì lúc này sàn giao dịch này ngừng hoạt động. Và cũng từ đó, số tiền mà người tham gia được hưởng như hứa hẹn trước đây của chủ sàn cũng hoàn toàn biến mất. 100% người chơi ở đây đến nay vẫn chưa ai lấy được tiền gốc của mình chứ chưa tính đến tiền trả như cam kết.

Hiện nay, vì rơi vào hoàn cảnh này, mà đa số người dân vay mượn tiền để chơi và bị lừa đã không còn khả năng trả tiền vay nên có 2 người đã tự tử. Suốt 2 tháng nay nhiều người dân tại Gia Lai vì việc này bỏ công ăn việc làm để tìm chủ sàn yêu cầu trả tiền.

VNR xin "ứng" hơn 471 tỷ đồng để trả nợ

Nối tiếp phong trào "xin xỏ" của các DNNN, mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ giải trình về việc thực hiện các công trình khẩn cấp tại Tổng công ty này.

 
VNR cho biết, hiện tại đơn vị này đang nợ hơn 471 tỷ đồng các nhà thầu thi công từ năm 2013 đến nay là vô cùng khó khăn với các nhà thầu. Trong đó, nợ lương công nhân, nợ tiền vật tư, nợ chi trả lãi vay ngân hàng mỗi năm phát sinh trên 45 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng gần 4 tỷ đồng.

Trong khi công việc những năm qua lại vô cùng khó khăn dẫn đến các nhà thầu có nguy cơ đóng tài khoản, nếu nợ tiếp tục kéo dài sẽ phải dừng hoạt động, báo cáo của VNR cho biết.

Bên cạnh đó, các nhà thầu trước đây trực thuộc VNR, nay đã được cổ phần hoá, một số công ty đã thoái hết vốn, số còn lại đang tiếp tục thoái vốn, vì vậy việc thanh toán cổ tức, đối chiếu thanh toán nợ với VNR không thể thực hiện được. Tổng công ty không thu hồi được hàng chục tỷ đồng tiền cổ tức, tiền nợ khác của Tổng công ty vì các đơn vị quá khó khăn, không có kinh phí để trả nợ Tổng công ty.

Từ những điều trên, VNR kiến nghị Thủ tướng cho phép Bộ Giao thông Vận tải ứng trước hơn 471 tỷ đồng hoặc bố trí đủ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 để Bộ Giao thông Vận tải giao VNR thanh toán hết cho nhà thầu.

Vinaxuki lại cầu cứu lên Chính phủ

Mới đây, ông Bùi Ngọc Huyên - Giám đốc Công ty Cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) đã gửi một bản báo cáo lên Thủ tướng và các Bộ Ngành nhằm trình bày thực trạng bi đát của đơn vị này cũng như kiến nghị được hỗ trợ thêm về cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục thực hiện giấc mơ sản xuất ô tô Việt.

Ông Bùi Ngọc Huyên và chiếc xe do Vinaxuki sản xuất
Qua 5 năm xin tái cơ cấu vốn đầu tư, sau khi được các ngân hàng cho vay vốn kích cầu đầu tư và sử dụng vốn tự có, Vinaxuki đã cho ra một số dòng xe ưu tiên và từ đầu năm 2013, DN đã xây dựng tài liệu xin tái cơ cấu và vay vốn lưu động. Tuy nhiên, sau nhiều năm các ngân hàng như Vietcombank, BIDV và VietinBank không đồng ý cho vay khoản tiền này, ông Huyên cho biết.

Hiện tại, Vinaxuki có đầy đủ đất đai, nhà xưởng và các dây chuyền máy móc hiện đại, là DN công nghiệp ô tô duy nhất làm ra các mẫu xe ưu tiên với mức nội địa hoá trên 40% ... DN chỉ xin được cứu giúp, xin được tái cơ cấu vốn, được vay vài trăm tỷ vốn lưu động để sản xuất, để đảm bảo việc làm và đời sống công nhân kĩ sư trong lúc thị trường ô tô tăng nóng 45-56% mà không được.

Với việc 5 năm qua không vay được vốn lưu động các kế hoạch kinh doanh của Vinaxuki đã đổ vỡ. Ông Huyên khẳng định, nếu giai đoạn 2012 - 2015, Vinaxuki được vay số tiền này thì đến nay DN không những trả hết nợ mà còn còn có lãi.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, Vinaxuki đề xuất được vay 200 tỷ đồng vốn lưu động để vận hành nhà máy trở lại, tìm đối tác bán cổ phần, thu hồi vốn trả nợ.

Vinacomin trả lãi vay 12 tỷ đồng mỗi ngày

Tập đoàn Than & Khoáng sản (Vinacomin) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016, với bức tranh kinh doanh khá ảm đạm.

 
Doanh thu tập đoàn đạt hơn 33.500 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế (197,2 tỷ đồng) chỉ bằng một phần tư so với cùng kỳ 2015. Riêng lãi ròng của công ty mẹ là 155 tỷ, cũng giảm gần 5 lần.

Trên bảng cân đối kế toán, chi phí lãi vay của Vinacomin tăng mạnh lên gần 2.200 tỷ đồng, cao hơn 400 tỷ so với nửa đầu năm 2015 (riêng công ty mẹ tăng từ 1.303 tỷ lên 1.660 tỷ). Như vậy, "ông lớn" ngành than bình quân phải trả hơn 12 tỷ đồng tiền lãi vay mỗi ngày.

Tổng nợ phải trả của Vinacomin cũng tăng gần 3.700 tỷ đồng lên trên 104.000 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn vọt lên hơn 41.000 tỷ đồng (tăng gần 4.000 tỷ).

Thuế tài nguyên đối với mặt hàng than, khoáng sản tăng từ ngày 1/7 được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới sụt giảm đáng kể về lợi nhuận của Vinacomin. Lãnh đạo tập đoàn này từng tính toán, thuế tài nguyên tăng thêm 3-4% tuỳ loại, sẽ đẩy chi phí doanh nghiệp tăng khoảng 1.300-1.500 tỷ đồng một năm. Chi phí tăng làm lợi nhuận giảm.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần