Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2022 đến nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao, thị trường cũng từng bước được mở rộng.

Xuất khẩu tăng 12,2% so với cùng kỳ

Thông tin từ Bộ NN&PNT ngày 1/8 cho biết, trong tháng 7/2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 10,4% so với tháng 7/2021. Tính chung 7 tháng của năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 7 tháng qua, 4 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD gồm: Cà phê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ. Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như: Cà phê đạt trên 2,6 tỷ USD (tăng 46,2%); cao su đạt trên 1,6 tỷ USD (tăng 7,0%); gạo trên 2 tỷ USD (tăng 9,0%); hồ tiêu khoảng 661 triệu USD (tăng 11,7%).

Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt kết quả tích cực trong 7 tháng đã qua của năm 2022.

Ngoài ra, giá trị xuất khẩu của sắn và sản phẩm sắn 7 tháng qua cũng đạt 904 triệu USD (tăng 32,1%), cá tra đạt khoảng 1,6 tỷ USD (tăng 83,6%), tôm đạt trên 2,7 tỷ USD (tăng 26,2%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 9,7 tỷ USD (tăng 1,2%); mây, tre, cói thảm đạt 538 triệu USD (tăng 3,1%), phân bón các loại đạt 848 triệu USD (gấp 3,2 lần)…

Bên cạnh các mặt hàng duy trì xuất khẩu ổn định, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản cho biết, thời gian qua, vẫn có nhiều mặt hàng bị giảm giá trị xuất khẩu. Cụ thể là: Nhóm hàng rau quả đạt trên 1,9 tỷ USD (giảm 16,1%), hạt điều ước đạt gần 1,8 tỷ USD (giảm 10,4%), sản phẩm chăn nuôi đạt 225,6 triệu USD (giảm 11,6%). Trong khi đó, giá trị xuất khẩu của sản phẩm gỗ cũng giảm 6,9% với giá trị trên 6,9 tỷ USD…

Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu

Thời gian qua, nông sản Việt Nam đã tiếp cận được hàng trăm thị trường trên thế giới. Trong đó, châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu số 1, chiếm khoảng 42,4% thị phần. Tiếp đến thị phần của châu Mỹ (29,3%), châu Âu (11,9%), châu Đại Dương (1,7%) và châu Phi (1,6%). 

 

Xuất siêu cao gấp 2 lần

7 tháng qua của năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản ước đạt khoảng 58,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với 7 tháng năm 2021. Trong đó xuất khẩu đạt khoảng 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước khoảng 26 tỷ USD, tăng 1,6%. Xuất siêu gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt gần 8,7 tỷ USD (chiếm 26,8% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc trên 5,7 tỷ USD (chiếm 17,8% thị phần). Thị trường Nhật Bản đứng thứ 3 với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,3 tỷ USD (chiếm 7,2%).

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, hướng đến mở cửa thị trường xuất khẩu. Khảo sát tình hình tiêu thụ, phát triển thị trường nông sản tại các địa phương, cửa khẩu.

Bộ cũng sẽ tăng cường phổ biến tuyên truyền cho doanh nghiệp và người dân về những điều khoản quy định xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; cập nhật, phổ biến thường xuyên những thay đổi về quy định nhập khẩu của các nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Cùng với mở rộng thị trường, Bộ NN&PTNT cũng tập trung hướng dẫn địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đồng thời, đẩy mạnh giám sát quy trình sản xuất, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu.

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách các nước ứng phó thuế quan mới của Mỹ

Cách các nước ứng phó thuế quan mới của Mỹ

03 Apr, 10:20 PM

Chính sách thuế quan mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đã gây rúng động nhiều nước. Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan, Indonesia và New Zealand đã có phản ứng rõ rệt trước biến động mới này.

Mở lối cho nông nghiệp đô thị phát triển

Mở lối cho nông nghiệp đô thị phát triển

03 Apr, 02:56 PM

Kinhtedothi - Đầu tư cho nông nghiệp sinh thái bền vững trước bối cảnh đô thị hóa là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của Hà Nội. Do đó, TP đang tập trung tổng thể các giải pháp về quy hoạch, đầu tư công nghệ nâng cao giá trị sản xuất, xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái…

Chương trình 07-CTr/TU: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tiện ích cho người dân Thủ đô

Chương trình 07-CTr/TU: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tiện ích cho người dân Thủ đô

03 Apr, 02:45 PM

Kinhtedothi – Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 07 của Thành ủy đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh của Thủ đô. Đây chính là nền tảng quan trọng cho việc phát triển KHCN&ĐMST Thủ đô giai đoạn 2025 – 2030.

Phát triển du lịch xanh, “bệ đỡ” thu hút khách bền vững

Phát triển du lịch xanh, “bệ đỡ” thu hút khách bền vững

03 Apr, 01:14 PM

Kinhtedothi - Du lịch xanh là xu hướng của thế giới để phát triển du lịch bền vững, hiệu quả. Với Việt Nam, mô hình du lịch xanh hướng tới sự chung tay của cộng đồng trong việc giữ gìn cảnh quan, thiên nhiên, môi trường, phong tục văn hóa... qua đó, DN xây dựng, nâng cấp tour thu hút khách.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ