Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điện Biên có thêm một di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Kinhtedothi - Di tích trận địa pháo 105mm của Đại đội 805 vừa được bổ sung xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, ngày 26/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16, năm 2024).

Trong tổng số 6 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt đợt này, tỉnh Điện Biên có một di tích là di tích lịch sử trận địa pháo 105mm của Đại đội 805. Di tích này được bổ sung di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.

Bia di tích trận địa pháo 105

Theo đó, quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được nâng lên thành 46 điểm nằm trên địa bàn huyện Điện Biên, Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ.

Trước đó, vào năm 2009, di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ - nơi ghi dấu trận chiến “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” - là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt được xếp hạng đầu tiên trong cả nước, với tổng số 22 điểm di tích thành phần.

Đến năm 2015, Di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ được phê duyệt bổ sung 23 điểm di tích; năm 2024 bổ sung một điểm là trận địa pháo 105mm của Đại đội 805.

Để bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã quan tâm đầu tư nguồn lực tôn tạo, tu bổ, chỉnh trang các điểm di tích.

Trong năm 2024, tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để làm mới hệ thống điện tại di tích đồi A1, tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1. Mới đây, tỉnh Điện Biên quyết định đầu tư hơn chục tỷ đồng chỉnh trang các công trình, khuôn viên cảnh quan, nâng cấp đường dạo nội bộ lên hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… tại di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng; chỉnh trang cảnh quan khuôn viên tại di tích Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Điện Biên: giữ gìn và phát huy nghề dệt truyền thống

Điện Biên: giữ gìn và phát huy nghề dệt truyền thống

Trường Chính trị Điện Biên tiếp sức cùng đồng bào vượt qua bão lũ

Trường Chính trị Điện Biên tiếp sức cùng đồng bào vượt qua bão lũ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ