Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Điện có thể không thiếu nếu theo cơ chế thị trường

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Từ 1/7, chúng ta đã phải thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh. Hiện EVN đang cùng Cục Điều tiết điện lực soạn bộ quy trình, vì muốn hoạt động theo thị trường phải có quy trình.

KTĐT - Từ 1/7, chúng ta đã phải thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh. Hiện EVN đang cùng Cục Điều tiết điện lực soạn bộ quy trình, vì muốn hoạt động theo thị trường phải có quy trình.

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tấn Lộc cho rằng giá điện được điều chỉnh theo cơ chế thị trường thì đến năm 2013 ngành điện có thể không bị lỗ và sẽ chấm dứt tình trạng thiếu điện.

- Thủ tướng vừa yêu cầu điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường từ 1/6, với tư cách là cơ quan chủ chốt của ngành điện, ông nhận xét gì về điều này?

- Giá điện theo cơ chế thị trường là vấn đề lâu nay đã đưa ra bàn luận rất nhiều. Tôi cho rằng có lẽ còn mỗi giá điện là chưa theo cơ chế thị trường. Lần này Thủ tướng đã có quyết định thì tôi hy vọng giá điện sẽ thực hiện đúng. Giá điện phản ánh đúng theo cơ chế thị trường thì mọi người sẽ phải tiết kiệm điện hơn.

- EVN vẫn tham gia thị trường với tư cách vừa là người bán, vừa là người mua thì hiệu quả của việc giá điện theo cơ chế thị trường sẽ thế nào thưa ông?

- Khi theo cơ chế thị trường, yếu tố đầu vào tăng hay giảm sẽ được phản ánh vào giá điện. Giá các nguyên liệu đầu vào đều có cơ quan quản lý giám sát. Họ xem xét và đều công khai trên thị trường. Ví dụ như giá xăng tăng bao nhiêu thì thị trường đều biết hết. Tôi cho rằng, nói giá điện do riêng ngành đặt ra là không đúng. Giá điện lâu nay được rất nhiều ngành quản lý nhà nước giám sát, kiểm tra, không phải của riêng EVN đưa ra.

Hiện tại mới chỉ là giá bán điện theo cơ chế thị trường. Còn nói về thị trường điện lại khác. Tôi cho rằng nếu nói về thị trường điện chúng ta phải chờ thêm một thời gian nữa.

- EVN đã triển khai thị trường phát điện cạnh tranh ra sao?

- Từ 1/7, chúng ta đã phải thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh. Hiện EVN đang cùng Cục Điều tiết điện lực soạn bộ quy trình, vì muốn hoạt động theo thị trường phải có quy trình. Thứ hai là đầu tư hạ tầng, các loại công tơ để truyền dữ liệu từ xa chính xác. Thứ ba là cơ quan điều hành thị trường này.

Khi thị trường hình thành sẽ có những quy định công khai. Các nhà sản xuất đều biết được giá chào bán trên hệ thống. Tôi cho rằng sẽ không có chuyện nhà đầu tư này biết mà người kia không biết. Bảng chào giá sẽ công khai như bảng niêm yết giá chứng khoán.

- Việc cung ứng điện trước mắt còn khó khăn. Nếu cơ sở sản xuất điện không chào được giá tốt, họ không bán thì tình hình sẽ như thế nào?

- Vấn đề là phải có chương trình thử nghiệm cho thị trường này. Phải qua nhiều bước mới biết chính xác được nên nói thiếu hay thừa điện thì khó đoán định. Nhưng theo tôi, nếu giá điện theo giá thị trường thì sẽ không thiếu điện.

- Thủ tướng cho phép, chi phí đầu vào tăng 5%, EVN được điều chỉnh tăng giá bán điện ở mức tương ứng, ông nghĩ sao về con số này?

- Với mức tăng 5%, EVN chưa thể bù lỗ. Cũng như Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trong lần trả lời báo chí đã nói, để bù lỗ giá điện phải tăng 62%. Nhưng tôi cho rằng phải theo lộ trình từng bước. Hy vọng thì đến năm 2013 giá điện sẽ đủ để EVN bù lỗ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng: Theo quyết định của Thủ tướng, từ 1/7 năm nay sẽ vận hành thử nghiệm thị trường phát điện cạnh tranh. Tuy nhiên, để tiến tới thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo thì ngành điện còn phải đi một quãng đường rất dài. Nếu không chuẩn bị ngay từ bây giờ Việt Nam sẽ không bao giờ có thị trường điện.

Việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường cũng như tái cơ cấu và vận hành thử nghiệm thị trường điện là những bước đi quan trọng để hình thành thị trường điện. Từ 1/7, Bộ Công thương sẽ yêu cầu các nhà máy điện chào giá cạnh tranh trên thị trường, đơn vị nào có giá chào thấp nhất sẽ được huy động đầu tiên.