Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động

Kinhtedothi - Tại Phiên chuyên đề 2 “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế” tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 diễn ra chiều 5/12, các chuyên gia, nhà quản lý đề xuất, cần đẩy nhanh đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động; đặt hàng đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

Đẩy nhanh đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động

Trong phát biểu đề dẫn Phiên chuyên đề 2, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) Trương Anh Dũng cho rằng: “Chúng ta sẽ hết giờ tranh thủ cơ hội vàng nếu không tăng tốc đầu tư vào vốn con người, vào lao động có kỹ năng”.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra, dưới tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19 và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc suy thoái kinh tế lần này đang và sẽ tạo ra những gián đoạn kép thay đổi thế giới việc làm, thị trường lao động. Ở phạm vi toàn cầu, dự báo trong 5 năm tới, thời gian dành cho các công việc hiện tại của con người và máy móc sẽ bằng nhau; 84% người sử dụng lao động sẽ chuyển sang số hóa nhanh chóng các quy trình làm việc; một số lượng lớn công ty cũng dự kiến sẽ thay đổi địa điểm, chuỗi giá trị và quy mô lực lượng lao động do các yếu tố công nghệ tác động. Trong 10 - 15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin, robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo; khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không có kỹ năng phù hợp với công việc của họ.

Ông Trương Anh Dũng cho biết thêm, WEF kêu gọi các Chính phủ ưu tiên nguồn lực và hành động quyết liệt để nâng cao kỹ năng nghề trong các kế hoạch khôi phục quốc gia sau đại dịch Covid-19, bởi việc đầu tư quy mô rộng vào đào tạo nâng cao kỹ năng có tiềm năng thúc đẩy GDP tăng thêm 0,5 - 2%, tương đương với 6,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030, nhất là trong bối cảnh chỉ có 21% doanh nghiệp được khảo sát cho biết có thể sử dụng ngân sách của mình để hỗ trợ đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho nhân viên của họ.

Phiên thảo luận về các nội dung bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế chiều 5/12

Nhìn vào thực tế của Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xác nhận, mặc dù chúng ta đang trong giai đoạn dân số vàng song chất lượng lao động vẫn còn nhiều vấn đề. Theo đó, trong số 55 triệu lao động nhưng chỉ 24,5% có bằng cấp chứng chỉ. Mặc dù chất lượng đào tạo nghề đã tăng 13 bậc nhưng chỉ xếp thứ 97/141 nước xếp hạng, còn khoảng cách rất xa so với các nước Đông Bắc Á và khu vực ASEAN. Tăng trưởng kinh tế khá cao song năng suất lao đọng vẫn rất thấp. “Chúng  ta sẽ hết giờ tranh thủ cơ hội vàng nếu không tăng tốc đầu tư vào vốn con người, vào lao động có kỹ năng”, ông Trương Anh Dũng nói.

Thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có khoảng 48% số lao động cần đào tạo lại, 53% số doanh nghiệp trong nước không dự báo được tương lai, 68% số cơ sở đào tạo tại Việt Nam chưa sẵn sàng cho Cách mạng 4.0 và tác động của dịch bệnh. Do vậy, tới đây, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề cần được coi là trụ cột rất quan trọng để thích ứng trạng thái bình thường mới, giúp nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi suy thoái.

Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề xuất, trước mắt, cần đẩy nhanh đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động. Cần kéo dài 1 - 2 năm nữa việc đào tạo nghề cho người thất nghiệp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, cần đặt hàng đào tạo dưới 1 năm để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

Về trung hạn và dài hạn, cần phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiệu quả và hội nhập; chú trọng nâng cao dự báo nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo, từ đó xây dựng chiến lược dài hạn. Tiếp đến, cần tăng nhanh quy mô đào tạo. Bởi năm 2021, tuyển sinh đào tạo chỉ đạt 75 - 80% chỉ tiêu, đồng nghĩa nguồn cung không đáp ứng cho thị trường lao động. Song song với đó, cần chuyển đổi số, thay đổi phương thức đào tạo; đẩy mạnh hợp tác công tư trong giáo dục nghề nghiệp.

Hỗ trợ tiền mặt cho người dân để kích cầu mua sắm dịp Tết

Tham gia thảo luận, ông Jonathan Pincus - Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) lấy làm tiếc khi những người dân, người lao động chịu tác động lớn nhất do Covid-19 lại là đối tượng khó tiếp cận đến các gói hỗ trợ an sinh xã hội.

Ông Jonathan Pincus kể, khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 tác động đến Việt Nam, các chính sách hỗ trợ người lao động, người dân yếu thế đã được đặt ra. Khi đó, nhiều người nói Việt Nam chưa có cơ chế chuyển tiền đến người bị ảnh hưởng, nên phải dùng chính sách tiền tệ, hỗ trợ qua ngân hàng, qua doanh nghiệp... Giải pháp này cũng có hiệu quả phần nào, nhưng lại gây nên những hệ lụy, như tăng nguy cơ nợ xấu. Giờ đây, chúng ta đang bàn về việc hỗ trợ người dân, lao động chịu ảnh hưởng của Covdi-19, nhưng lại vẫn thiếu cơ chế cần thiết, nhất là cơ chế tài khóa để hỗ trợ những người cần hỗ trợ.

Theo ông Jonathan Pincus, khủng hoảng có thể sẽ xảy ra, có thể không phải vì nguyên nhân tài chính hay y tế, nhưng cơ chế tài khóa hỗ trợ cung và hỗ trợ người lao động, người dân luôn cần. Lúc này, chúng ta đang thấy cầu nội địa đang rất thấp. Nếu có cơ chế trao tiền cho người dân trong ngắn hạn, để người dân có thể chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán 2022, thì doanh nghiệp trông vào mùa kinh doanh này sẽ nhận ngay được tác động tích cực.

“Cách thức hỗ trợ tiền mặt cho người dân đã được nhiều Chính phủ thực hiện, đặc biệt dành cho đối tượng mất việc làm, mất thu nhập thường xuyên, đang phải tiêu dùng bằng nguồn tiết kiệm. Nếu có tiền hỗ trợ, đây sẽ là đối tượng đưa ngay tiền vào tiêu dùng, tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, như giáo dục, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu...” - ông Jonathan Pincus chia sẻ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ