70 năm giải phóng Thủ đô

Diễn đàn thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” diễn ra vào tháng 12/2021

Lan Ngọc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Diễn đàn quốc gia “Văn hóa với doanh nghiệp” dự kiến được tổ chức vào ngày 10/11, nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên Ban tổ chức quyết định tổ chức diễn đàn vào ngày 5/12 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, tại Hà Nội.

Sáng 9/11, Ban tổ chức đã tổ chức gặp gỡ báo chí giới thệu về diễn đàn ''Văn hóa với doanh nghiệp'' năm 2021

Diễn đàn được tổ chức nhân kỷ niệm 5 năm Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, triển khai cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Chủ đề của diễn đàn “Văn hóa với doanh nghiệp”  năm 2021 là “Tiếp biến văn hóa - Nền tàng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế”. Diễn đàn gồm ba hoạt động chính:

Tọa đàm trao đổi giữa các nhà nghiên cứu, quản lý và DN về các nội dung: Lý luận chung về tiếp biến văn hóa để phát triển; Vai trò của tiếp biến văn hóa đối với phát triển bền vững kinh tế; Bài học kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và thế giới; Tiếp biến văn hóa để tồn tại, phục hồi và phát triển kinh doanh trong và sau đại dịch Covid-19; Tiếp biến văn hóa - nền tảng để hội nhập kinh tế quốc tế thành công; Đề xuất các kiến nghị về cơ chế, chính sách liên quan.

Sơ kết 5 năm triển khai cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Lễ tôn vinh và trao chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”. Các DN đạt chuẩn phải đáp ứng đủ tiêu chí trong Bộ tiêu chí kinh doanh Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành và qua sự thẩm định của Hội đồng quốc gia trên nguyên tắc minh bạch, công tâm và công bằng. Buổi lễ cũng vinh danh các DN có thành tích xuất sắc, hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”.

Dự kiến, diễn đàn quốc gia “Văn hóa với doanh nghiệp” năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày 5/12 tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 DN. Ngoài ra sẽ có khoảng gần 1.000 DN tham gia diễn đàn theo hình thức trực tuyến nhằm kết nối rộng rãi cộng đồng DN trong và ngooài nước.

Bộ tiêu chí kinh doanh Việt Nam gồm 2 phần với 5 điều kiện bắt buộc, 19 tiêu chí cụ thể và 51 chỉ số đánh giá, đo lường. Trong mỗi nhóm tiêu chí có các tiêu chí cụ thể và các chỉ số đánh giá, đo lường kèm theo. Trong đó có nhấn mạnh tới các yêu cầu như: Không buôn lậu, không trốn thuế; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, sản phẩm độc hại; không nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động; không lừa đảo, lợi dụng hoặc làm hại các tổ chức, cá nhân khác; không vi phạm pháp luật.

DN phải vượt qua các điều kiện này mới được xét tiếp ở vòng sau với những đánh giá về lãnh đạo DN phát triển bền vững; xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp; thượng tôn pháp luật; đạo đức kinh doanh; trách nhiệm xã hội.