Kinhtedothi - Sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, diện mạo huyện Mê Linh đến nay đã có sự chuyển mình rõ rệt với nhiều công trình, tòa nhà, khu đô thị mọc lên. Nhiều con đường mới, dự án mới đã, đang được triển khai giúp thay đổi bộ mặt đô thị của huyện.
Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong 15 năm qua là kinh tế của huyện Mê Linh phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng trưởng ở mức 9,8% (tăng gần 40% so với năm 2008).
Huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn, dân số hơn 24 vạn người, diện tích hơn 14.000ha. Ngay sau khi “về” với Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mê Linh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của TP, sự hỗ trợ có hiệu quả của các quận. Nhờ đó, đã tạo ra động lực để huyện Mê Linh phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.
Nhiều khu đô thị, khu nhà ở xã hội được được huyện xây dựng, đáp ứng nhu cầu của người dân.Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh.Cánh đồng hoa mẫu lớn trên địa bàn huyện.
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt gần 700 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân từ 11,04 triệu đồng/người năm 2008 tăng lên 60 triệu đồng/người vào năm 2022.
Công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Quang Minh.Trang trại trồng hoa lan theo công nghệ cao tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.Nhiều ngôi trường mới, khang trang hiện đại đã được huyện xây dựng trong thời gian qua.Đền Hai Bà Trưng nhìn từ trên cao.Thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn huyện.
Có thể thấy, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, huyện Mê Linh đã có bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn đổi thay theo hướng đô thị văn minh, hiện đại...
Kinhtedoti - Ngày 12/12, UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức hội thảo góp ý vào đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh tích hợp trong quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Kinhtedothi - Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) Trần Thanh Hoài, trong 15 năm qua, kinh tế của huyện Mê Linh phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng trưởng ở mức 9,8% (tăng gần 40% so với năm 2008).
Kinhtedothi - Sự thay đổi vượt bậc của huyện Mê Linh trong 15 năm qua đã khẳng định chủ trương đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô.
Kinhtedothi - Ngày 3/7, tại ga Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đón các cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Nam TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội tham gia huấn luyện diễu binh, diễu hành chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Kinhtedothi – 126 xã, phường của Hà Nội đã chính thức thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là một sự chuyển đổi lớn, hứa hẹn mang lại nhiều cải thiện trong hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ người dân.
Kinhtedothi - Hôm nay 1/7, trên khắp phố phường Hà Nội đều rực rỡ cờ hoa, pano, áp phích và các cụm tuyên truyền mang khẩu hiệu thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã, phường mới. Điều này đã tạo nên không khí hân hoan, tưng bừng khí thế vào bộ máy hành chính tinh gọn, phục vụ Nhân dân tốt hơn và tạo đà phát triển mạnh mẽ...
Kinhtedothi - Sáng 1/7, chùa Quán Sứ đồng loạt cử 3 hồi chuông, trống Bát Nhã cầu quốc thái dân an, đánh dấu ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp trên cả nước.
Kinhtedothi - Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp tổ chức hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, thành phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 51 phường và 75 xã. Bản đồ phương án sắp xếp địa giới hành chính của 126 xã, phường mới của TP Hà Nội phản ánh đầy đủ hình thể, ranh giới và sự thay đổi sau khi sắp xếp lại tổ chức hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn địa bàn thành phố.