Diện mạo mới của Bến xe Mỹ Đình

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bến chật chội, lượng xe hoạt động đông đúc dẫn đến quá tải, đây là thực trang diễn ra tại Bến xe Mỹ Đình cách đây hơn một năm.

Bến chật chội, lượng xe hoạt động đông đúc dẫn đến quá tải, đây là thực trang diễn ra tại Bến xe Mỹ Đình cách đây hơn một năm. Để giảm tải cho bến đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận và giao cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội triển khai dự án mở rộng Bến xe Mỹ Đình. Sau hơn 4 tháng triển khai, đến nay dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng kịp phục vụ người dân trong dịp Tết Ất Mùi.

 
Nhân viên Bến xe khách Mỹ Đình hướng dẫn xe liên tỉnh vào bến.  Ảnh: Linh Anh
Nhân viên Bến xe khách Mỹ Đình hướng dẫn xe liên tỉnh vào bến. Ảnh: Linh Anh
Ông Nguyễn Anh Toàn - Giám đốc Xí nghiệp Quản lý bến xe phía Tây (Bến xe Mỹ Đình) cho biết, trước đây diện tích bến chỉ có 19.943m2, gồm khu vực quảng trường, dành cho xe buýt và taxi, khu vực nhà chờ, phòng bán vé, khu xe xếp khách, khu xe trả khách… Do bến chật hẹp, trong khi lượng người và phương tiện hoạt động tại bến lớn, cộng với công tác tổ chức giao thông khu vực trả khách, đón khách, chờ tài chồng lấn; dòng phương tiện và dòng hành khách giao cắt; Taxi xếp hàng kéo dài ra ngoài đường Phạm Hùng ảnh hưởng đến ATGT… tất cả những bất cập này đã kiến Bến xe Mỹ Đình thường xuyên rơi vào
Năm nay, các bến xe ở Hà Nội đã có nhiều tiến bộ trong việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, tạo được chuyển biến cả về diện mạo và chất lượng. Cùng với đó, việc chuẩn bị chu đáo từ bán vé, bố trí đủ xe đã mang lại sự yên tâm cho người dân khi đến các bến. Những chuyển biến này đã góp phần xây dựng hình ảnh Bến xe Mỹ Đình nói riêng và các bến xe trên địa bàn Hà Nội nói chung ngày càng văn minh, hiện đại.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
 
cảnh lộn xộn, ùn tắc cục bộ trong và ngoài bến.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2015, khi dự án mở rộng, nâng cấp Bến xe Mỹ Đình (mở rộng thêm 1,3ha) được hoàn thành, cộng với việc Công ty CP Bến xe Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp quản lý mới, bộ mặt bến đã có những đổi thay đáng ghi nhận. Theo đó, sau khi mở rộng bến, công suất tối thiểu của bến là 1.551 lượt xe/ngày và tối đa 1.938 lượt xe/ngày. Công ty đã triển khai quy hoạch lại vị trí sắp xếp khách hợp lý với mục tiêu đảm bảo an toàn thuận lợi cho hành khách, cho DN. Theo đó, hành khách khi mua vé để ra xe, hoặc từ xe khách xuống bến đều được bố trí đi theo hành lang có mái che. Trong sảnh chờ sạnh sẽ khang trang có wifi miễn phí. Khu vực trả khách, đón khách, chờ tài được bố trí riêng biệt. Dòng phương tiện và dòng hành khách được tách biệt không còn giao cắt. Do đó đã giảm bớt các trường hợp "cò" chào mời, tranh giành khách. Taxi và xe ôm được bố trí ở khu vực riêng. Khu vực dịch vụ được quy chuẩn ngăn nắp, sạch sẽ. Ngoài công tác tổ chức, điều hành mới trên, Công ty CP Bến xe Hà Nội còn áp dụng kỹ thuật công nghệ trong việc quản lý các xe ra, vào bến cũng như bảo đảm an ninh trật tự. Theo đó, công ty đã lắp đặt camera chụp ảnh biển số, quản lý bằng phần mềm, camera an ninh. Do đó, các tồn tại của bến trước đây đã được giải quyết, hiện tượng ùn tắc không xảy ra.

Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường, năm 2015, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội chọn bến xe và điểm đỗ xe công cộng là tâm điểm để hưởng ứng "Năm trật tự và văn minh đô thị - 2015". Mục tiêu là "Tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng dịch vụ tại các bến xe, điểm đỗ xe công cộng của Transerco, trước mắt là thí điểm tại Bến xe Mỹ Đình và từng bước nhân rộng". Mặc dù đây là công việc đầy khó khăn và phức tạp, tuy nhiên, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội quyết tâm thực hiện. Trong đó, Tổng Công ty sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm hướng tới một Bến xe Mỹ Đình văn minh, hiện đại, hướng tới bến xe an toàn, chất lượng, sạnh sẽ đạt bến chuẩn quốc gia và đứng đầu của cả nước.