KTĐT - Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương vừa công bố kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
Theo đó, hiện nay, cứ 10.000 hộ thì vẫn còn 5 hộ không có nhà ở (hoặc nếu có thì cũng không bảo đảm 3 tiêu chuẩn nói trên). Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ không nhà ở thấpnhất, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có tỷ lệ này cao nhất.
Trong những hộ có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chiếm 47%, nhà bán kiên cố chiếm 37,8%, nhà thiếu kiên cố chiếm 7,8% và nhà đơn sơ chiếm 7,4%. Nhà đơn sơ tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (chiếm tỷ lệ 22%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,2%).
Về hình thức sở hữu nhà ở, nhà riêng chiếm 93%, nhà thuê hoặc mượn của tư nhân chiếm 6,4%, các hình thức sở hữu còn lại đều không đáng kể. Diện tích ở bình quân đầu người của cả nước là 18,6 mét vuông, cao nhất là Đông Nam bộ (22m2) và thấp nhất là vùng Tây Nguyên (15,3m2).
Phân loại nhà theo thời gian đưa vào sử dụng cho thấy: có 6% nhà được sử dụng trước năm 1975, 45% sử dụng trong thời gian 1975-1999, và 49% nhà được sử dụng từ năm 2000 đến nay. So với Tổng điều tra năm 1999, số liệu của Tổng điều tra 2009 phản ánh tốc độ xây dựng nhà ở ngày càng nhanh với số lượng và chất lượng ngày càng cao hơn.
Đông Nam bộ và Tây Nguyên luôn là địa điểm thu hút các luồng di dân, các vùng còn lại là các vùng xuất cư.
Đến nay đã có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,7% vào năm 1999. Trong thời kỳ 1999-2009, dân số thành thị đã tăng khá nhanh với tỷ lệ tăng bình quân là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%/năm.
Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất, dân số thành thị chiếm 57,1% (năm 1999 là 55,1%), Đồng bằng sông Hồng có mức đô thị hoá cũng tương đối cao với 29,2% dân số thành thị.
Mặc dù vậy, dân số thành thị của nước ta chỉ chiếm 29,6%, đạt mức thấp so với các nước trong khu vực, chỉ cao hơn so với nhiều nước trong khu vực.