- Đấy là chủ trương nhất quán, không có gì mâu thuẫn. Cái quan trọng là chọn thời điểm phù hợp, chứ không thể để giá điện mãi như thế được. Cũng vì có một số ý kiến cho rằng tăng giá điện là chưa phù hợp nên Chính phủ phải chọn một giải pháp hài hòa.
Vấn đề quan trọng là giải quyết được nguồn vốn đầu tư cho ngành điện. Hiện nay chúng ta đang thiếu điện, thiếu cả nguồn vốn đầu tư. Nhà đầu tư không tha thiết vì đầu tư vào điện là lỗ. Không chỉ điện, cả lĩnh vực giao thông cũng vậy; nếu không cho thu hồi vốn nhanh không ai đầu tư với nguồn vốn lớn như vậy cả.
- Nhiều ý kiến vẫn cho rằng, nếu tăng giá điện vào thời điểm này sẽ gây khó khăn cho người dân?
- Chưa ai khẳng định thời điểm tăng giá. Chúng ta phải chọn giải pháp thích hợp để xử lý hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và người dân để giải quyết được tổng thể vấn đề nhưng vẫn ngăn được lạm phát.
- Vậy từ nay đến cuối năm Chính phủ có quyết định cho tăng giá điện không, thưa Phó thủ tướng?
- Phải tính toán chứ chưa nói được ngay. Nhưng quan điểm là giá phải đi theo thị trường nhưng có tính đến tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Thực tế, dù được xem xét tăng 3 tháng/lần nhưng từ tháng 3 đến nay giá điện chưa điều chỉnh dù biến động rất nhiều. Như vậy là có tính đến tác động của lạm phát.
- Việc đầu tư ra bên ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là EVN xử lý thế nào?
Chính phủ đã kiên quyết không để đầu tư ra ngoài và sắp tới sẽ thắt chặt hơn nữa. Từ 2009 đến nay, Chính phủ không phê duyệt cho đơn vị nào đầu tư ra ngoài ngành nữa. Còn hiện nay, Chính phủ đang yêu cầu các đơn vị rút vốn. Trước đây, doanh nghiệp đầu tư là có lý do của họ, chẳng hạn, họ có hạ tầng kết hợp để làm. Nhưng đến nay thấy rằng không cần thiết nữa.
-Vậy có chuyện EVN tăng giá để trả các khoản nợ cũ không?
Hiện EVN chưa hạch toán được hòa vốn. Nhưng không có chuyện tăng giá để bù đắp cho đầu tư ra ngoài của EVN.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!