Điều chỉnh TTHC quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú
Thực hiện Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 6/7/2023 của HĐND thành phố quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội, ngày 11/8/2023, UBND thành phố ban hành Công văn số 2519/UBND-NC về việc triển khai Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND, trong đó có kèm theo mẫu “tờ khai xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký cư trú" để thống nhất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 62/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Để bảo đảm không phát sinh thêm thủ tục hành chính, UBND thành phố bãi bỏ, điều chỉnh lại nội dung tại mục 4 Công văn số 2519/UBND-NC ngày 11/8/2023. Cụ thể: “4. Giao UBND các quận, huyện, thị xã: Chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã, phường thị trấn triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố và thống nhất nội dung xác nhận theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú.
Theo đó, thông tin người đề nghị đăng ký thường trú: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tình trạng chỗ ở hiện nay (ghi rõ tình trạng đã mua, chuyển nhượng, hay được cho tặng, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc được ủy quyền...) tại địa chỉ (ghi rõ địa chỉ cũ, mới nếu có).
Ngoài ra, thông tin người cho thuê, mượn, ở nhờ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với trường hợp cho thuê, mượn, ở nhờ); Nội dung xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn; Xác nhận hiện không có tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại địa chỉ..., diện tích cho thuê, mượn, ở nhờ là... mét vuông (Chủ tịch UBND cấp xã ký tên).

Quản lý, sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước: Làm gì để tránh lãng phí?
Kinhtedothi - Thời gian qua, vấn đề quản lý, sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng xảy ra nhiều bất cập, từ việc xuống cấp, bỏ hoang của nhiều công trình đến việc nợ đọng tiền thuê...

Nhà ở cho công nhân: Cần đủ về số lượng và an toàn về chất lượng
Kinhtedothi - Sáng 24/9, Báo Kinh tế & Đô thị và Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) cùng AFV hợp tác tổ chức tọa đàm chuyên đề số 4 với chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động”.
Giải pháp xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội
Kinhtedothi - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, 36 tỉnh đã dành quỹ đất để xây nhà ở xã hội.