Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Điều không nên làm sau khi tranh cãi

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nếu bạn thờ ơ thậm chí là lờ tịt anh ấy, anh ấy sẽ nghĩ bạn đang cố đưa ra đòn trừng phạt, rốt cuộc những gì định nói, anh ấy cũng giữ lại cho riêng mình và hình thành dần thói quen không bộc lộ cảm xúc với bạn nữa.

 Cãi vã là không tránh khỏi ngay cả khi hai người đã xác định con tim chỉ thuộc về nhau và sẽ vĩnh viễn bên nhau đến hết cả cuộc đời. Một mặt nào đó, xung đột có tác dụng tích cực, trừ phi sau sóng gió, các cặp đôi đừng:

 

1. Đưa ra một bờ vai lạnh

 

Nếu bạn cần một chút không gian riêng sau cuộc chiến, cũng tốt thôi, nhưng hãy cho anh ấy biết điều đó. Một trong những sai lầm lớn nhất của các cặp đôi là thường làm mặt lạnh sau khi có “va chạm” với nhau. Nếu bạn thờ ơ thậm chí là lờ tịt anh ấy, anh ấy sẽ nghĩ bạn đang cố đưa ra đòn trừng phạt, rốt cuộc những gì định nói, anh ấy cũng giữ lại cho riêng mình và hình thành dần thói quen không bộc lộ cảm xúc với bạn nữa. Hãy giải thích với anh ấy: “Cảm xúc của em chưa thể ổn định lại ngay, cho em 24 giờ nữa. Sau khoảng thời gian ấy nếu em vẫn không ổn, chúng mình sẽ nói lại chuyện này với nhau”.

 
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet..

2. Ấm ức mãi về những lời anh ấy nói

 

 Bất kể những gì bạn và anh ấy thốt ra tại cuộc tranh cãi chỉ nên nằm yên trong cuộc tranh cãi ấy thôi, đừng mang theo để chúng làm phiền tâm trí bạn ngay cả khi đã trời yên bể lặng. Nếu trong lúc cãi cọ, bạn cảm thấy điều anh ấy nói có tính xúc phạm hay làm bạn tổn thương, hãy nói ngay: “Lời anh nói làm em thấy nặng nề”.

 

Trường hợp lời nói ấy vẫn đeo đuổi bạn đến tận ngày hôm sau, hãy cho mình không gian riêng, đừng cố tiếp cận anh ấy trở lại. Tranh luận trở lại quá sớm dễ rơi vào vòng luẩn quẩn hơn là tìm ra được giải pháp.

 

3. Chỉ nói mỗi lời xin lỗi khi anh ấy vẫn tổn thương

 

Điều bạn cần nói là “em xin lỗi vì...” (nêu ra điểm sai của bạn) và lý giải lúc đó thực ra điều bạn định nói là gì. Phần tiếp theo của lời xin lỗi là “sau này em sẽ...”, điền vào đó cái cách bạn sẽ chọn để không lặp lại sai lầm khi tranh cãi.

 

4. Ngụy biện cho lý do bạn tranh cãi

 

Có hàng tá lý do như bạn đã có một ngày rất tệ, bạn bị đau đầu, đêm qua thiếu ngủ. Nghiên cứu của ĐH California, Berkeley cho hay, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chủ chốt dẫn đến việc tinh thần kém minh mẫn, tâm lý bị ức chế dẫn đến mất kiểm soát và nổi xung với nửa kia, song thật không hay nếu bạn viện rằng vì em/anh thiếu ngủ mới ra nông nỗi ấy. Hãy nhìn thẳng vào vấn đề và thành thực với nhau, nguyên nhân bạn nổi nóng bắt nguồn từ vấn đề nào (anh luôn về nhà muộn, em tiêu xài quá hoang phí trong hầu hết các tháng) và phải làm sao để thay đổi vấn đề đó.

 

5. Ngủ riêng giường

 

Nhiều nghiên cứu về các mối quan hệ đã cho thấy, sự va chạm làn da có tác dụng tuyệt vời trong việc khơi gợi hứng thú, khiến người ta cảm thấy yêu nhau hơn. Cho dù các bạn có vừa trải qua một cuộc cãi cọ căng thẳng đến mức tưởng như khó mà nhìn mặt nhau, thì cũng không có lý do gì để vác gối ra sofa ngủ cả. Hãy tiếp tục chung giường. Thực tế, không ít cuộc cãi vã có thể làm lành trở lại từ giường ngủ.