Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dinh dưỡng cho trẻ phòng Covid-19 và giảm biến chứng khi mắc bệnh

Kinhtedothi - Nhiều trẻ em đã bị nhiễm Covid-19, số ca nhiễm vẫn liên tục tăng cao. Để phòng bệnh, chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ là vô cùng quan trọng.

Tăng sức đề kháng bằng dinh dưỡng hợp lý

Để phòng ngừa không bị nhiễm Covid-19 cho trẻ, cần nâng cao đề kháng bằng dinh dưỡng hợp lý. Trong trường hợp trẻ mắc Covid-19, bệnh và các biến chứng có thể giảm nhẹ hoặc phòng tránh được. Chăm sóc dinh dưỡng tốt giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh và giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi mắc Covid-19. Chăm sóc dinh dưỡng rất quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19. Trẻ suy dinh dưỡng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh virus và biến chứng nặng.

Nếu trẻ bị nhiễm Covid-19, trong quá trình điều trị bệnh, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu trẻ suy dinh dưỡng mà mắc Covid-19 cần được áp dụng chế độ điều trị suy dinh dưỡng.

Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại lợi ích trong việc phòng và chữa bệnh cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên chú ý một số điểm sau:

 Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: Bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng với 15 loại thực phẩm).

Lưu ý, không quá kiêng khem ăn uống đối với trẻ để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh.

Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của bác sĩ bằng đường uống cho trẻ.

Cho trẻ ăn tăng thêm rau, quả có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm, selen.. giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương. Các loại hoa quả, rau củ có nhiều vitamin này thường có màu vàng, đỏ như: cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu… và các loại rau có lá xanh sẫm như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, súp lơ xanh...

Ngoài ra, các loại quả khác giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê,… cũng rất tốt.

Khi bị bệnh không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, hành tây, tỏi,…., hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.

 Chế độ dinh dưỡng cho từng nhóm trẻ

Với trẻ từ 1-2 tuổi: Vẫn tiếp tục cho bú mẹ, nếu mẹ không có sữa cho trẻ uống sữa ngoài từ 300-500 ml/ngày. Ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày. Ăn quả chín theo nhu cầu của trẻ.

Lượng thực phẩm trong ngày: Gạo (100-150g); thịt hoặc cá, tôm (100-120g); trứng gà 3-4 quả/tuần; đầu mỡ (25-30 g); rau xanh (50-100g); quả chín (150-200g).

Trẻ từ 3-5 tuổi: Ăn 4 bữa ngày, nhưng lượng ăn vào tăng lên, cho trẻ ăn những món trẻ yêu thích. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn.

Lượng thực phẩm hàng ngày dùng cho trẻ: Gạo (200-300g); thịt hoặc cá, tôm (150-200g); dầu mỡ (30-40g), rau xanh (200-250), quả chín (200-300g), sữa (300-400 ml).

Trẻ mẫu giáo và học sinh: Cần ăn uống điều độ, đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo từng lứa tuổi, nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh.

 Cách chế biến thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ mắc Covid-19

Cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị, những thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.

Hạn chế cách chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, … không có lợi cho người bệnh.

Cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi trẻ đang sốt, nôn, tiêu chảy. Có thể cho trẻ uống nước quả như nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước quả, sinh tố khác. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho trẻ uống dung dịch Oresol - một loại dung dịch để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.

Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục ít nhất là 2 tuần để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bình thường.

Để dự phòng mắc bệnh cho trẻ, các phụ huynh cần giữ nhà cửa thông thoáng, tăng cường vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vệ sinh mũi họng), giữ ấm cơ thể, dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.

Khi mắc bệnh, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, thì cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất, bổ sung các vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, C, E, D, sắt, kẽm, selen… giúp tăng cường miễn dịch.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Top 6 loại đồ uống giúp cơ thể "trẻ hóa"

Top 6 loại đồ uống giúp cơ thể "trẻ hóa"

12 Jul, 04:24 PM

Kinhtedothi - Dưới đây là một số loại đồ uống chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus, tăng cường miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Những thực phẩm gây hại cho trẻ dậy thì

Những thực phẩm gây hại cho trẻ dậy thì

11 Jul, 02:10 PM

Kinhtedothi - Dậy thì là sự phát triển sinh lý bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều trẻ dậy thì sớm. Hiện tượng này có thể gây khó khăn cho trẻ về tâm lý, tinh thần. 

Top 7 loại thực phẩm khiến cơ thể mất nước nhanh

Top 7 loại thực phẩm khiến cơ thể mất nước nhanh

09 Jul, 10:01 AM

Kinhtedothi - Cơ thể cần nhiều nước và chất điện giải hơn trong những ngày nắng để thực hiện các chức năng chuyển hóa. Ngoài việc uống đủ nước, bạn có thể hạn chế các loại thực phẩm chứa lượng lớn natri, đường và protein dưới đây để giảm thiểu tình trạng mất nước.

Ăn trái cây thể nào để giải nhiệt trong mùa Hè?

Ăn trái cây thể nào để giải nhiệt trong mùa Hè?

08 Jul, 07:52 AM

Kinhtedothi - Hoa quả, trái cây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe do giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, vào mùa Hè, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, có một số loại quả bạn cần tránh không nên ăn nhiều nếu không muốn nổi mụn, rôm sảy.

Bữa sáng ăn xôi, bún, phở có thực sự tốt cho sức khỏe?

Bữa sáng ăn xôi, bún, phở có thực sự tốt cho sức khỏe?

07 Jul, 11:00 PM

Kinhtedothi - Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên và cũng quan trọng nhất trong ngày. Đồ ăn cho bữa sáng của người Việt cực kỳ phong phú, đa dạng. Mọi người có thể lựa chọn từ món khô cho đến món nước, món mặn hay món ngọt; phổ biến nhất có thể kể đến là xôi, bún, phở hay bánh mỳ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ