Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dinh dưỡng từ...vỏ thực phẩm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng vỏ của nhiều loại trái cây và rau củ màu sắc khác nhau có chứa một loạt các vitamin và chất dinh dưỡng phong phú rất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trước khi ăn các loại thực phẩm này, bạn cần rửa và khử trùng thật sạch nhé!

1. Cà tím
 
Ít ai biết rằng vỏ cà tím là bộ phận giá trị nhất của thực phẩm này. Đơn giản vì trong vỏ của cà tím giàu chất chống oxy hóa, cũng là nơi mà hầu hết các vitamin P tập trung. Chúng có tác dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và mạch máu não. Đặc biệt, uống một thìa cà phê vỏ cà tím (hong khô và nghiền nhỏ) mỗi ngày trước bữa ăn có thể chữa bệnh cao huyết áp.
 
Ngoài ra, gọt bỏ vỏ cà khi chế biến món ăn không chỉ làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
 
Chú ý, cà tím chứa oxalat, nếu tiêu thụ nhiều sẽ tích tụ, gây sỏi thận, thậm chí suy thận. Đây là lý do tại sao những người nghi ngờ hoặc bị bệnh thận, đang điều trị hay mắc các vấn đề túi mật nên tránh việc tiêu thụ cà tím.
 
2. Táo
 
Vỏ táo bao gồm chủ yếu là cellulose, có tác dụng thanh lọc cơ thể khỏi chất độc. Đây cũng là bộ phận chứa pectin một chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và làm giảm mức độ cholesterol có hại.
 
Vỏ táo giàu chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng giảm viêm đường tiêu hóa và chứa nhiều hợp chất hóa học có tên gọi flavanoid. Tất cả những chất này đều tốt cho tim. Vỏ táo chứa lượng flavanoid nhiều hơn sáu lần so với thịt táo và lượng chất chống ôxy hóa cũng cao hơn hẳn.
 
Vỏ táo giàu chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng giảm viêm đường tiêu hóa và chứa nhiều hợp chất hóa học có tên gọi flavanoid.
 
Theo kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Food Chemistry thì vỏ táo còn có thể chống lại bệnh cao huyết áp. Các nhà khoa học Canada thấy rằng loại trái cây này có hiệu quả hơn các “siêu thực phẩm” khác như trà xanh và việt quất – là nguồn chất chống ô-xy hóa và các flavonoid – để chống lại căn bệnh có khả năng đe dọa tính mạng này.
 
Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu mới đây của Trường đại học Wisconsin – Anh Quốc thì vỏ quả táo còn chứa rất nhiều thành phần có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Ngoài ra, nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng: các thành phần antioxidant trong vỏ táo có thể bảo vệ con người khỏi nguy cơ mắc bệnh tim rất tốt.
 
Dinh dưỡng từ...vỏ thực phẩm - Ảnh 1
 
3. Nho
 
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì tình trạng tốt nhất cho hệ thống tim mạch. Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng resveratrol (là một chất chống lại sự xâm lược của nấm. Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E) trong vỏ nho có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Resveratrol không những chứa chất chống oxy hóa mà còn có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
 
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay.
 
Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
4. Cam quýt
Tinh dầu chiết xuất từ vỏ cam có thể được dùng trong hoặc dùng ngoài để làm dịu một số bệnh, dùng để bỏ vào dung dịch tẩy trùng, nước rửa chén vì chúng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và giúp cho vết thương không bị nhiễm trùng.
Vỏ cam quýt rất hiệu quả trong việc điều trị ho đờm và dạ dày. Sau khi ăn bạn nên giữ lại vỏ cam quýt để phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc cam để pha vào bồn tắm, đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm sẽ giúp bạn ngủ ngon.
 
Xông mặt với tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viên gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng: cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.
 
Ngoài ra, hương thơm tinh dầu của vỏ cam quýt còn giúp giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi và khắc phục tình trạng thiếu vi khuẩn.
 
 
 
5. Dưa chuột
 
Vỏ dưa chuột giàu dinh dưỡng, có khả năng giải nhiệt cho cơ thể. Ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ Vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất nhựa trong vỏ dưa cũng giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể.
 
Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người thường xuyên bị đau họng có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.