Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Định hình thành phố công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội

Kinhtedothi - Được quy hoạch (QH) gắn liền với khu đô thị dịch vụ phức hợp, Khu công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Nam Hà Nội (Hanssip) tại huyện Phú Xuyên là tổ hợp CN - đô thị có ý nghĩa rất quan trọng với Thủ đô.
Đặc biệt, từ thời điểm Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính, đây là luồng gió mới thúc đẩy sản xuất ngành CNHT, tạo sức hút lớn với nhà đầu tư, đưa Thủ đô về đích trước 1 - 2 năm trong thực hiện các mục tiêu CNH - HĐH. 

Theo QH, Hanssip rộng 640ha là khu công nghiệp (KCN) mũi nhọn hiện đại, thu hút DN tham gia sản xuất ngành CNHT như: Cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy… hỗ trợ phục vụ công nghệ cao, tiến tới thay thế hoàn toàn nhập khẩu. Hanssip còn được QH gắn liền khu đô thị dịch vụ phức hợp nhằm bảo đảm cho chuyên gia, công nhân và gia đình họ có nơi ăn ở để gắn kết lâu dài với DN. Khi vào hoạt động, KCN thu hút 2.000 - 3.000 nhà đầu tư lĩnh vực CNHT và CN lắp ráp, tạo chuỗi giá trị hoàn chỉnh ngay nội bộ KCN. Theo đó, Hanssip sẽ tạo khoảng 30.000 việc làm mới cho lao động địa phương và các tỉnh, đồng thời tạo quỹ đất để hàng trăm cơ sở sản xuất CNHT di dời khỏi nội đô theo chương trình Thủ tướng đã phê duyệt.Ông Nguyễn Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển N&G - N&G Corp (chủ đầu tư) cho biết, tổng mức đầu tư xây dựng Hanssip khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn I diện tích 72ha xây dựng hạ tầng KCN và khu đô thị - dịch vụ - nhà ở chuyên gia, công nhân với chi phí tới 4.000 tỷ đồng, được thiết kế theo quy chuẩn CNHT của Nhật Bản. 

Ông Phạm Ngọc Tùng - Giám đốc Ban Đầu tư kinh doanh N&G Corp cho biết: Dự kiến, mặt bằng giai đoạn I dự án Hanssip được "phủ kín" trong năm 2014, sau đó lập tức triển khai giai đoạn II diện tích 568ha. Đến thời điểm này, đã có một số DN ngành CNHT trong nước đăng ký thuê lâu dài... Tháng 8/2013, Hanssip chính thức mở cửa đón nhà đầu tư, đến tháng 12/2013 họ có thể bắt tay xây dựng nhà máy. Các đơn vị đang khẩn trương san lấp mặt bằng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật - xã hội, và sẽ hoàn thành vào tháng 6/2014. 

Theo ông Phạm Ngọc Tùng, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính đã tạo thêm nhiều cơ hội cho DN, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới. Trong đó, khó khăn lớn nhất là chi phí GPMB cao hơn nhiều so với các tỉnh lân cận, khiến giá thuê mặt bằng giảm tính cạnh tranh, dẫn đến làn sóng đầu tư sang các tỉnh. Do đó, mong mỏi của chủ đầu tư là các chính sách từ Chính phủ và TP cần ủng hộ mạnh mẽ hơn cho những dự án về CNHT, trong đó các văn bản đưa ra cần có tính khả thi và chi tiết hơn để thuận lợi cho chủ đầu tư "trải thảm đỏ", nhất là với nhà đầu tư nước ngoài. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ