Đoàn công tác Thành phố Hà Nội khảo sát di tích, làng nghề tại Ai Cập
Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương khẳng định, đây là cơ hội quý báu để Hà Nội học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc gìn giữ di sản văn hóa và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đồng thời là bước đi cụ thể tăng cường hoạt động đối ngoại Nhân dân.
Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Ả rập Ai Cập, từ ngày 25 đến 27/5/2025, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu Nhân dân giữa Thủ đô Hà Nội với các địa phương, Đoàn công tác đối ngoại Nhân dân TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn tiếp tục thăm, khảo sát di tích lịch sử văn hóa và làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập.
Ai Cập - vùng đất của những huyền thoại cổ đại và nền văn minh lâu đời, là điểm đến hấp dẫn du khách bởi những kỳ quan thế giới, di tích lịch sử đồ sộ và văn hóa đặc sắc. Không chỉ nổi bật với Kim tự tháp kỳ vĩ và sông Nile huyền thoại, Ai Cập còn nổi tiếng với các làng nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc Trung Đông và văn hóa Ả Rập.


Đoàn công tác do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương làm Trưởng Đoàn đến thăm, khảo sát một số di tích lịch sử nổi tiếng tại Ai Cập
Tại Ai Cập, Đoàn đã đến thăm một số di tích lịch sử nổi tiếng như Kim tự tháp Giza, Bảo tàng Quốc gia Ai Cập… cũng như các làng nghề thủ công truyền thống tại vùng ngoại ô Cairo.
Làng thảm thủ công (Harrani) là nơi sản xuất các loại thảm thủ công được dệt bằng tay từ len và sợi tự nhiên, nổi bật với các họa tiết mô tả cảnh sinh hoạt hoặc truyền thuyết Ai Cập cổ; Khu trưng bày làm giấy cpapyrus (giấy cói) truyền thống; Làng bạc và đồ trang sức thủ công (Khan el-Khalili - Cairo)…


Đoàn công tác TP Hà Nội đến thăm, khảo sát một số làng nghề thủ công truyền thống tại vùng ngoại ô Cairo
Sự kết hợp giữa di sản văn hóa lịch sử với các làng nghề thủ công đặc sắc đã tạo nên một Ai Cập vừa kỳ bí vừa sống động, để lại dấu ấn khó quên trong lòng du khách bốn phương. Tại các điểm khảo sát, Đoàn công tác đã tìm hiểu, trao đổi về cách thức bảo tồn di sản, phát triển du lịch gắn với giá trị văn hóa bản địa - những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Hà Nội.
“Đây là cơ hội quý báu để Hà Nội học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc gìn giữ di sản văn hóa và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Đồng thời là bước đi cụ thể, hiệu quả trong việc tăng cường hoạt động đối ngoại Nhân dân - một kênh ngoại giao mềm hiệu quả, giàu tính nhân văn”, bà Nguyễn Lan Hương - Trưởng Đoàn công tác khẳng định tại buổi khảo sát.

Hà Nội: đa dạng hình thức để cán bộ, người dân thể hiện các ý kiến tâm huyết vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp
Kinhtedothi-Để toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô được thể hiện quan điểm, nguyện vọng, góp ý đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, hơn 6.300 hội nghị góp ý trực tiếp đã được tổ chức tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị trên toàn TP chỉ trong vòng nửa tháng qua.

Hà Nội: "Hành trình kết nối năm 2025" kết thúc tốt đẹp với các hoạt động ý nghĩa
Kinhtedothi-Hôm nay, 24/5, "Hành trình kết nối năm 2025" gồm các đại biểu nhân sỹ trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số, cá nhân tiêu biểu do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức, đã kết thúc tốt đẹp với các hoạt động ý nghĩa tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Thanh Hoá.

Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Hà Nội với Ai Cập
Kinhtedothi-Mục đích chuyến công tác là tăng cường hoạt động đối ngoại Nhân dân, củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị, giao lưu và hợp tác, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Ai Cập và Nam Phi…, thông qua đó góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam, xúc tiến thương mại, du lịch, tăng cường gắn kết các hoạt động giữa Thủ đô Hà Nội với các địa phương của hai nước...