Giám đốc ADB tại Việt Nam ông Andrew Jeffries. |
- Chúng tôi chia sẻ với Chính phủ Việt Nam trong mục tiêu ưu tiên kiểm soát đợt bùng phát dịch hiện nay, trong đó đặt sự an toàn và sức khỏe của người dân lên trên hết, đồng thời thúc đẩy chiến lược tiêm chủng toàn quốc và duy trì sản xuất khi có thể.Hiện làn sóng dịch thứ tư bởi biến chủng Delta đang làm gia tăng nhanh số ca nhiễm mới tại Việt Nam, cũng như tác động tới hầu hết các trung tâm công nghiệp trọng yếu trên cả nước. Các biện pháp phong tỏa kéo dài ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam hay Đà Nẵng, đã làm ảnh hưởng tới việc đi lại và hoạt động kinh tế. Do đó ở thời điểm này, có lẽ Việt Nam nên cân nhắc cách thức tiếp cận linh hoạt về mặt chính sách nhằm hiện thực hóa mục tiêu kép.Theo đó, Chính phủ tập trung ưu tiên bảo vệ các động lực tăng trưởng kinh tế chính, như duy trì các cực tăng trưởng tại những TP lớn, bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu người lao động tại những khu công nghiệp và trong khu vực kinh tế phi chính thức. Trong tương lai gần, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công cũng đóng vai trò quan trọng để duy trì tăng trường và hoạt động kinh tế.Theo ông, đâu là những yếu tố quan trọng có thể giúp Việt Nam vượt qua đại dịch lần này?- Có ba yếu tố chính giúp Việt Nam thành công trong việc ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch, đó là vai trò của Chính phủ, sự nhận thức và tuân thủ của người dân, cũng như thành công trong các chiến dịch truyền thông.Với nguồn lực hạn chế, Chính phủ đã phản ứng một cách nhanh chóng và quyết đoán trong việc truy vết và kiểm soát các ca nhiễm. Ngoài ra, Chính phủ cũng nhanh chóng triển khai các gói hỗ trợ tài hàng trăm nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ người dân và DN ảnh hưởng do đại dịch. Cùng với các chính sách và biện pháp quyết đoán chống dịch, Chính phủ đã nỗ lực đẩy nhanh quá trình tiêm chủng và tìm kiếm nguồn vaccine thông qua các kênh khác nhau. Người dân Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống dịch. Trong quá khứ, người dân Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức lớn với bài học lịch sử cho thấy sự quan trọng của tinh thần đoàn kết và hợp tác để vượt qua khủng hoảng và các mối đe dọa ngoại xâm. Truyền thống đáng quý này đã một lần nữa là điểm sáng trong cuộc chiến chống đại dịch của Việt Nam.Ông đánh giá thế nào về khả năng hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng của kinh tế Việt Nam? - Biện pháp cần thiết và khẩn cấp nhất trong thời điểm hiện tại với Việt Nam là tiếp tục nỗ lực kiểm soát dịch và thúc đẩy chương trình tiêm chủng. Đây là biện pháp trọng yếu nhằm khống chế dịch bệnh, tạo đà cho quá trình phục hồi và trở lại bình thường.Trong tương lai trung và dài hạn, Việt Nam cần tiếp tục ưu tiên phát triển nền kinh tế với sức chống chịu tốt trước các cú sốc từ nội tại và cả bên ngoài, vốn đang xảy ra ngày càng thường xuyên trong những thập kỷ gần đây. Tăng cường hiệu quả thể chế sẽ là chìa khóa để hiện thực hóa tiềm năng của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, các nỗ lực về cải cách môi trường kinh doanh, tăng cường chất lượng và minh bạch trong việc thực thi pháp luật là bước đi cần thiết hướng tới tăng trưởng toàn diện.Xin cảm ơn ông!