Cân bằng giữa lao động và người sử dụng
Ông Phùng Quang Huy, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động cho biết, ý kiến tổng hợp từ các doanh nghiệp cho thấy, tất cả đều có một kiến nghị dự thảo Bộ luật Lao động phải bổ sung khái niệm về tổ chức đại diện người sử dụng. Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ và Thủ công mỹ nghệ TP. HCM cho hay, tại dự thảo bố cục luôn đan xen cụm từ “người sử dụng lao động có nghĩa vụ” hoặc “phải” được lặp lại hơn 60 lần, gây cảm giác vai trò người sử dụng lao động (NSDLĐ) gánh trách nhiệm quá nặng. Trong khi các mối quan hệ phải qua thương lượng, với sự giám sát của công đoàn, sự tham gia của đại diện tập thể lao động vào phương án sử dụng lao động… hoặc các thủ tục xử lý kỷ luật nhân viên, hay đại diện công nhân được quy định rất phức tạp. Việc đào tạo, bồi dưỡng công nhân trước đây được các DN tự nguyện thực hiện như là biện pháp nhằm tăng cường tính cạnh tranh về năng suất và chất lượng, nay luật hóa thành trách nhiệm… “Những vấn đề tưởng như vô hại, nhưng tác động là tâm lý vì sự thiên vị theo suốt quá trình thực thi bộ luật. Điều này tạo cho người lao động tâm lý ỷ lại, đòi hỏi quyền lợi không tương xứng, là nguyên nhân của sự tranh chấp lao động” - ông Hạnh bày tỏ.
Đại diện nhiều doanh nghiệp mong muốn dự thảo luật có sự công bằng, khả thi trong điều kiện phù hợp với nguồn lực quản lý của Nhà nước và DN, trình độ hiểu biết của công nhân. Nghĩa là, cần luật hóa quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức đại diện người sử dụng, đặc biệt là các hiệp hội, tổ chức nước ngoài như: quyền tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể, quyền tham gia Ủy ban lao động các cấp, ủy ban tiền lương, tham gia các thiết chế hòa giải và giải quyết đình công.
Những băn khoăn
Rất nhiều DN yêu cầu bỏ cụm từ “Bí mật kinh doanh” trong quy định tại khoản 1 của chương Hợp đồng lao động. Như ông Lê Văn Đạo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, dự thảo cần bổ sung thêm nghĩa vụ của người LĐ thực hiện đầy đủ những quy định của tổ chức và tận lực trong nhiệm vụ được giao. Tác động của quy định thiếu công bằng này là bầu sữa nuôi dưỡng lao động trở thành những ông chủ quan liêu, sẵn sàng đòi hỏi mà không cần biết nghĩa vụ của họ phải cộng hưởng với công ty, đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của sự tranh chấp lao động một khi họ cảm thấy không hài lòng.
Mặc dù dự thảo Luật được cho là điều chỉnh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động theo hướng công bằng, minh bạch, tuy nhiên các doanh nghiệp còn thấy nhiều vấn đề cần điều chỉnh để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa.