Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp, chuyên gia gợi mở để Quy hoạch điện VIII tối ưu

Kinhtedothi - Cuối tháng 11/2022, Bộ Công Thương sẽ ban hành khung giá điện cho các dự án điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp đã có nhiều ý kiến gợi mở vấn đề này.

Đó là nội dung tại toạ đàm "Thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo" ngày 18/11, do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức.

Toàn cảnh sự kiện. Ảnh: Hoàng Anh

Còn nhiều bất cập

TS Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập tạp chí Nhà đầu tư khẳng định, phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Theo kịch bản cơ sở của Dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ vào ngày 11/11/2022, tỷ lệ công suất các nguồn năng lượng tái tạo (ngoài thủy điện) tăng từ 18% năm 2030 lên 54,8% năm 2050.

Trong đó điện gió trên bờ đạt 11.905MW (9,8%) năm 2030 lên đến 49.170MW (13,3%) năm 2050; đến năm 2030 chưa phát triển điện gió ngoài khơi nhưng nguồn điện này sẽ đạt tới 46.000MW (chiếm 12,5% tổng công suất nguồn điện) vào năm 2050; điện mặt trời tập trung đạt 8.763MW năm 2030 (7,2%) và tăng lên 100.651MW (27,3%) vào năm 2050.

TS Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập tạp chí Nhà đầu tư. Ảnh: Hoàng Anh

“Nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, thảo luận làm rõ để NLTT không bị “lỡ nhịp”, phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đóng góp tích cực vào đảm bảo an ninh năng lượng và giảm thiểu phát thải nhà kính” - TS Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Với các dự án đã có giá FIT, khó khăn lớn nhất là bị cắt giảm công suất. Các dự án đã hoàn thành nhưng không kịp hưởng giá FIT, rủi ro rất lớn là không có cơ chế giá chuyển tiếp suốt 2 năm qua (với điện mặt trời) và 1 năm (với điện gió), nguy cơ vỡ phương án tài chính là rất cao… Các chuyên gia, doanh nghiệp đề xuất cần xem xét phát triển liên tục điện mặt trời, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, thay vì không phát triển điện mặt trời cho tới sau năm 2030 như Dự thảo hiện nay.

Về cơ chế mua bán điện cho dự án mới, tham gia thị trường điện cạnh tranh, các đại biểu khuyến nghị cần nhanh chóng hoàn tất cơ sở pháp lý, chính sách cho cơ chế bán điện trực tiếp DPPA, vừa khuyến khích phát triển NLTT, vừa phù hợp với chủ trương phát triển thị trường điện bán buôn cạnh tranh.

Với đầu tư truyền tải điện, trong bối cảnh mỗi mình EVN là không đủ nguồn lực, các chuyên gia đánh giá cần có cơ chế cụ thể, rõ ràng hơn về xã hội hóa đầu tư, khuyến khích tư nhân đầu tư vào truyền tải điện.  

Xem xét tránh rủi ro

Chuyên gia cao cấp về năng lượng Công ty CP Tập đoàn Năng lượng T&T Nguyễn Đức Cường cho rằng, sau khi tìm hiểu, rà soát Thông tư số 15 quy định về phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời mặt (trên mặt đất, nổi), nhà máy điện gió (trong đất liền, trên biển), doanh nghiệp nhận thấy nên tính đến trong quá trình xây dựng và ban hành, bởi có thể vẫn tiềm ẩn rủi ro.

T&T Group là doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi. Ảnh: Hoàng Anh

Vị này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét phê duyệt Quy hoạch điện VIII, để các cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở lập kế hoạch triển khai thực hiện và xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ NLTT đồng bộ và kịp thời.

Các bộ ngành sớm xem xét trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách cho phát triển nguồn NLTT mới, đặc biệt là chính sách phát triển nguồn điện gió ngoài khơi trên cơ sở đảm bảo hiệu quả đầu tư, công bằng, minh bạch và cạnh tranh; Triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, đề nghị Bộ Công Thương xem xét sớm ban hành, triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch căn cứ mục tiêu phát triển NLTT đã được phê duyệt.

Xem xét sớm ban hành khung giá bán điện cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp trên cơ sở minh bạch, rõ ràng hướng đến đảm bảo hiệu quả đầu tư cho nhà đầu tư không kịp giá FIT.

Bộ Công Thương và EVN xem xét đưa vào Quy hoạch điện VIII danh mục dự án tiềm năng và quy hoạch các công trình phục vụ đấu nối, nhập khẩu điện tại Lào về Việt Nam trong giai đoạn đến 2025 và 2030.

Để hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ phát triển NLTT hơn nữa trong thời gian tới, kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành sớm xem xét áp dụng các cơ chế, tiêu chuẩn sử dụng NLTT (Renewable Portfolio Standard) đối với đơn vị sản xuất điện từ năng lượng hóa thạch và sớm có biện pháp thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính CO2tđ) trên cơ sở hình thành thị trường trao đổi tín chỉ NLTT và chứng chỉ Các bon…

Cần nguồn vốn đầu tư lớn

Tổng vốn đầu tư cho chương trình phát triển điện lực là rất lớn, từ 104,7 - 142,2 tỷ USD cho giai đoạn 2021 - 2030 và 324,6 - 483 tỷ USD giai đoạn 2031 - 2050, do vậy, các chuyên gia, nhà đầu tư đề xuất cần có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời khuyến khích để huy động vốn trong và ngoài nước phục vụ phát triển năng lượng nói chung và NLTT nói riêng.

Nhà máy Nhiệt điện gió Tân Thuận công suất 75MW của EVN đi vào hoạt động góp phần giảm tải điện năng. Ảnh: Hoàng Anh

Lắng nghe và tiếp thu các ý kiến, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) Phạm Nguyên Hùng chia sẻ thách thức trên lĩnh vực NLTT hiện nay chính là nguồn vốn đầu tư lớn.

Bởi vậy, cần đầu tư thêm lưới truyền tải liên miền và lưới siêu cao áp ven biển. Một số công nghệ chưa thương mại hóa (công nghệ sử dụng hydrogen, amoniac xanh). Giai đoạn 2021 - 2030, tổng diện tích đất dành cho các công trình điện khoảng 103.000ha trong đó: Thủy điện và thủy điện nhỏ khoảng 55.000ha, điện gió trên bờ khoảng 5.400ha.

Về thông tin nhà đầu tư rất quan tâm là cơ chế giá cho các dự án NLTT chuyển tiếp, ông cho biết cuối tháng 11/2022, Bộ Công Thương sẽ ban hành khung giá điện cho các dự án điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

“Trước đó, ngày 3/10/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 15 về nguyên tắc xây dựng khung giá cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Dự kiến từ ngày 25 - 30 tháng 11/2022, Bộ Công Thương sẽ thẩm định xong khung giá cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Trên cơ sở khung giá, EVN đàm phán với các chủ đầu tư. Hiện có khoảng 4.000MW đối tượng chuyển tiếp điện gió và điện mặt trời” - ông Phạm Nguyên Hùng cho biết.

Về vấn đề vì sao từ nay đến năm 2030 không phát triển thêm điện mặt trời, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho hay theo dự thảo Quy hoạch điện VIII bản mới nhất sẽ bổ sung 726 MW điện mặt trời tập trung, trong đó hơn 400MW đã xong rồi, 300 MW đang làm dở. Còn hơn 1.600MW đã có quy hoạch nhưng chưa đầu tư có thể bị loại bỏ tại quy hoạch mới.

“Quy hoạch VII điều chỉnh cho thấy, các dự án điện mặt trời tập trung (có thể bị loại bỏ trong Quy hoạch điện VIII) có vị trí phụ tải thấp nên để phát triển tiếp phải đầu tư lớn lưới điện, trong khi ổn định hệ thống đã đạt giới hạn. Còn sau 2030 điều kiện truyền tải, lưới điện đầu tư đã tốt hơn nên có điều kiện để phát triển thêm điện mặt trời mà không cần đầu tư quá lớn” - ông Phạm Nguyên Hùng nói.

 

Những khuyến nghị chính sách từ tọa đàm được Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), tạp chí Nhà đầu tư tập hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị cũng như góp ý hoàn chỉnh dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tìm thấy một “khoảng thở xanh” tại khu Nam Hà Nội

Tìm thấy một “khoảng thở xanh” tại khu Nam Hà Nội

15 Jul, 11:36 AM

Khi đô thị hóa chạm ngưỡng, định nghĩa về chốn an cư lý tưởng cũng cần thay đổi. Không còn là câu chuyện xoay quanh diện tích sàn, nội thất hay vị trí trung tâm, chất lượng sống hiện đại được đo lường bằng những yếu tố sâu sắc hơn: không khí trong lành, ánh sáng tự nhiên, không gian xanh và sự kết nối hài hòa giữa con người với môi trường sống.

Cảnh báo an toàn điện mùa mưa bão

Cảnh báo an toàn điện mùa mưa bão

14 Jul, 10:22 PM

Kinhtedothi- Theo Trưởng Ban An toàn, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) Trần Văn Duy, trong mùa mưa bão, giông lốc, ngập lụt thường có nguy cơ xảy ra các sự cố liên quan đến đường dây điện, tủ điện hạ thế hoặc hệ thống điện trong gia đình có thể gây mất an toàn cho người dân. Để phòng tránh những vấn đề đó, EVNHANOI khuyến cáo các biện pháp phòng tránh để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.

Tái cấu trúc mạnh mẽ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Tái cấu trúc mạnh mẽ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

14 Jul, 07:37 PM

Kinhtedothi - Sáu tháng đầu năm 2025, các DN bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đã tích cực tái cấu trúc danh mục sản phẩm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP, chuẩn hóa kênh phân phối, đẩy mạnh đầu tư công nghệ và triển khai nhiều hoạt động cộng đồng. Những nỗ lực này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng ổn định mà còn góp phần định hình ngành bảo hiểm nhân thọ ngày càng minh bạch, chuyên nghiệp và lấy khách hàng làm trung tâm.

Hương Việt Sinh đi đầu bảo đảm an toàn thực phẩm trường học

Hương Việt Sinh đi đầu bảo đảm an toàn thực phẩm trường học

14 Jul, 05:14 PM

Kinhtedothi - Trước tình trạng thực phẩm trôi nổi, không truy suất được nguồn gốc, kém chất lượng đang nhức nhối, công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm đối với các suất ăn trong trường học đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết. Ý thức được điều này, Công ty TNHH Hương Việt Sinh, đơn vị cung cấp suất ăn cho nhiều trường học trên địa bàn TP Hà Nội và TP Bắc Ninh đã và đang phát huy những điều kiện tốt nhất để bảo đảm những bữa ăn an toàn cho các em học sinh khi năm học mới sắp bắt đầu.

Bảo hiểm PVI chinh phục loạt giải thưởng quốc tế danh giá

Bảo hiểm PVI chinh phục loạt giải thưởng quốc tế danh giá

14 Jul, 05:13 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 đánh dấu một cột mốc tự hào đối với Tổng Công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI), khi liên tiếp đón nhận nhiều giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm khu vực châu Á. Đây là sự ghi nhận khách quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh, phản ánh rõ nét tinh thần đổi mới sáng tạo, nỗ lực không ngừng trong thời gian qua của Bảo hiểm PVI.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ