Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp địa ốc “đón sóng” cuộc cách mạng 4.0

Vân Hằng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thời kỳ nóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã ghi nhận những bước nhảy vọt về công nghệ internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ thực tế ảo & Robot thế hệ mới.

 Tất cả những thành tựu đó đang tác động tích cực đến tuyệt đại đa số các lĩnh vực, ngành nghề và cuộc sống hàng ngày của con người, trong đó có bất động sản (BĐS).
Công nghệ thay đổi BĐS Việt thế nào?
Đã từ lâu BĐS là một trong những ngành kinh tế động lực, kéo theo sự đóng góp của các ngành nghề khác vào nền kinh tế đất nước. Điều đó được thể hiện rõ qua sự ảnh hưởng của BĐS đến các thị trường tài chính – tiền tệ, thị trường xây dựng, vật liệu xây dựng, thị trường lao động và du lịch...
 Tại hội nghị bất động sản quốc tế IREC vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng rất quan tâm đến câu chuyện ứng dụng công nghệ vào bất động sản.
Quan sát hiện nay có thể thấy, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành BĐS Việt Nam đã tạo được những thành tựu đáng kể. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy một bước đột phá cho toàn thị trường BĐS không chỉ dừng lại ở công nghệ thông minh áp dụng cho các căn hộ và dự án mà còntạo nên những thành phố thông minh thực thụ…Với sự phát triển của công nghệ tân tiến, một loạt các ứng dụng thông minh được đưa vào lĩnh vực BĐS như là một liệu pháp quan trọng kích thích BĐS tăng trưởng và tạo sự hấp dẫn cho thị trường.
Một trong những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng trong lĩnh vực BĐS là công nghệ thực tế ảo. Công nghệ này cho phép các nhà môi giới mang hình ảnh thực tế của ngôi nhà đến với khách hàng. Chủ đầu tư chỉ cần xây dựng môi trường không gian ảo với các thiết bị tích hợp là có thể tổ chức các chuyến Tour tham quan dự án tại bất kỳ địa điểm dự án nào trên cả nước, thậm chí cả ở nước ngoài. Bên cạnh đó, khách hàng có thể đặt ra những yêu cầu riêng cho việc thiết kế, lựa chọn thiết bị cho nhà mìnhtheotư duy chủ quan. Điều này giúp DN BĐS có thể cung cấp sản phẩm mang tính "cá nhân hóa" một cách tối ưu và rất linh hoạt.
Ngày nay, dựa vào những ứng dụng trên điện thoại thông minh kết hợp với các tính năng được lập trình để quản trị và vận hành dịch vụ trong thực tế, các chủ đầu tư đang mang đến cho cư dân một cuộc sống tiện nghi và đẳng cấp nhất từ trước tới nay: Chăm chút từ việc di chuyển, mua sắm, đến giải trí &nghỉ ngơi của cư dân. Lấy ví dụ, trước khi rời nhiệm sở về nhà, chủ nhà chỉ cần sử dụng smartphone bấm lệnh để điều khiển các thiết bịtại nhà là các hệ thống như bình nóng lạnh, điều hòa… sẽ tự khởi động và chờ chủ nhân về sử dụng.
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ vào kinh doanh BĐS còn giúp cho chủ đầu tư quản lý, vận hành và phát triển dự ánmột cách thông minh hơn. Đồng thời tăng cường khả năng minh bạch thông tin thị trường, khi tất cả các thông tin của Chủ đầu tư được minh bạch hóa và thể hiện trên website để khách hàng kiểm chứng và so sánh. Đây là điều cần thiết trong bối cảnh thị trường đang đối mặt với vấn nạn thiếu thông tin rõ ràng của các dự án.
Có thể nhận định rằng, đón bắt xu thếvà vận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào BĐS là điều tất yếu và là động lực để tạo thêm cho bức tranh thị trường BĐS Việt Nam có những mảng màu ấn tượng. Tuy nhiên, với việc nhiều DN hiện nay đang phát triển BĐS thông minh theo hướng lẻ tẻ, manh mún thiếu tính đồng bộ… và đặc biệt thiếu hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh sẽ làm cho công cuộc kiến tạo những đô thị thông minh gặp nhiều khó khăn, cần những biện pháp tháo gỡ.
Sẽ tụt hậu nếu trì trệ
Hiện vài DN địa ốc đã bắt đầu dùng công nghệ tạo mô hình 3D cho dự án khi còn trên giấy. Công nghệ này đi vào từng chi tiết như kiến trúc, kết cấu, hệ thống cơ điện, nước… giúp chủ đầu tư lường trước được những rủi ro trong xây dựng và không phù hợp trong thiết kế, giúp giảm 5 - 10% chi phí hao hụt.
Theo nhiều chuyên gia, tỷ lệ ứng dụng công nghệ của các DN BĐS ở Việt Nam là rất thấp, đếm trên đầu ngón tay. Thực tế này cản trở không nhỏ trong bối cảnh vươn tầm của BĐS Việt ra thế giới.
Nhiều DN BĐS cũng thừa nhận, họ chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của các ứng dụng công nghệ. Thậm chí, cả các đơn vị tư vấn - những mắt xích trong quá trình thiết kế, triển khai dự án vẫn chưa thực sự hiểu hết tính năng của các phần mềm. Điều này cần phải có thêm thời gian từ 2-3 năm nữa.
Ở góc độ DN, theo ông Lê Nhỏ - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sunshine, trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, số lượng người nước ngoài mua sản phẩm BĐS ở Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, cùng với việc kiểm soát người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, Chính phủ cũng cần có những chính sách để thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh tỷ lệ người nước ngoài được mua nhà tại một dự án không nhất thiết phải dưới 30%. Song song, điều chỉnh tỷ lệ người nước ngoài được mua trong một dự án theo từng khu vực cụ thể.
Vị này cũng đề xuất kiến nghị sớm ban hành các quy định hướng dẫn, khuyến khích DN BĐS áp dụng công nghệ 4.0 trong việc phát triển các dự án BĐS để thúc đẩy thị trường BĐS Việt Nam phát triển hiện đại, bắt kịp xu hướng dự án thông minh, thành phố thông minh trên thế giới.
“Bộ Xây dựng, Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu các dự án BĐS từ đó kết nối với chính phủ điện tử. Điều này giúp thị trường BĐS phát triển minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ dàng tìm hiểu các cơ hội đầu tư. Đặc biệt, với bộ cơ sở dữ liệu cho các dự án BĐS, các cơ quan quản lý sẽ quản lý minh bạch chống đầu cơ, thổi giá trên thị trường.” – ông Lê Nhỏ nhấn mạnh.