Chung tay đẩy lùi dịch bệnh
Trách nhiệm xã hội của DN được thể hiện qua các mặt: Đóng góp cho cộng đồng xã hội; Bảo vệ môi trường; Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; Quan hệ tốt với người lao động; Bảo đảm lợi ích cho cổ đông và người lao động trong DN.
Khi đối diện với đại dịch, có nguy cơ thay đổi bộ mặt quốc gia và thế giới, các DN đã tạm gác lại vấn đề lợi nhuận. Tùy theo sức của mình, các DN đoàn kết với chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng hợp tác cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh cũng như đối mặt với những hệ quả sau đó.
Lâu nay, nhiều người luôn tự hỏi: Nhiều tiền để làm gì? Trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng”, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội như hiện nay chính là lúc những người giàu có, thành đạt sử dụng đồng tiền mà mình kiếm được tự nguyện đóng góp cho cộng đồng. Đó chính là tinh thần công dân của cá nhân tỷ phú, là trách nhiệm xã hội của DN. Không phải chỉ riêng đại dịch này, mà bất cứ lúc nào đất nước gặp khó khăn, các doanh nhân đã lập tức có mặt.
SHB, T&T Group và các doanh nghiệp của Doanh nhân Đỗ Quang Hiển ủng hộ hơn 6 tỷ đồng cho cuộc chiến chống Covid-19 tại miền Trung. Ảnh: Duy Anh |
Trên thế giới, Google và Apple hiện đang bắt tay với nhau để xây dựng phần mềm tìm kiếm dấu vết liên hệ của những người bị nhiễm bệnh, giúp đảm bảo an toàn, kiểm soát dịch lây lan, để thế giới bước ra khỏi cách ly xã hội khi chưa có vaccine (nguồn: Hern và Paul, 2020). Visa cũng đã công bố 210 triệu USD để cứu trợ khẩn cấp cũng như trợ giúp các DN nhỏ và siêu nhỏ (nguồn: Visa, 2020).
Trong nước, doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn ủng hộ 30 tỷ đồng, trong đó 5 tỷ đồng giúp đỡ người dân miền Tây chống hạn mặn, 25 tỷ đồng chung tay cùng Chính phủ chống dịch Covid-19. Tỷ phú Trần Ðình Long - Tập đoàn Hòa Phát cũng góp sức với việc ủng hộ 5 tỷ đồng tiền mặt chuyển tới Quỹ của Bộ Y tế và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.Tập đoàn T&T Group, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB và các DN: Tổng Công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH), Tổng Công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI), Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) đã quyết định ủng hộ tổng cộng 6,1 tỷ đồng cho 3 địa phương tại miền Trung (trong đó ủng hộ TP Đà Nẵng 2,9 tỷ đồng; tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, mỗi tỉnh 1,6 tỷ đồng), góp phần cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.… Trước đó, Tập đoàn T&T Group đã dành trên 20 tỷ đồng để hỗ trợ cho các hộ nghèo gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại 28 tỉnh, TP trên cả nước.Dấu ấn VingroupTỷ phú Phạm Nhật Vượng hỗ trợ 5 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và 100 tỷ đồng tài trợ gói trang thiết bị y tế, máy móc - hóa chất xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Từ tháng 2, Quỹ Ðổi mới sáng tạo (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn - VINBDI (thuộc Tập đoàn VinGroup) đã ký kết tài trợ ba dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19 là: Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Ðào tạo y học dự phòng và y tế công cộng. Dự án vaccine “made in Vietnam” phòng virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học của Công ty Vabiotech triển khai với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF (thuộc Tập đoàn Vingroup), đang có triển vọng về đích sớm.Theo quy trình ở giai đoạn tiếp theo, vaccine dự tuyển sẽ được phát triển thành vaccine hoàn chỉnh, ổn định và đủ tiêu chuẩn để sử dụng cho người. Nhóm nghiên cứu của Vabiotech sẽ xây dựng quy trình sản xuất thương mại để có thể đáp ứng quy mô sản xuất lên tới hàng triệu, thậm chí là hàng chục triệu liều. “Để cho ra đời vaccine hoàn chỉnh cần 9 - 12 tháng nữa nhưng chúng tôi đang nỗ lực để rút ngắn thời gian này” - thạc sĩ Mạc Văn Trọng (Công ty Vabiotech) chia sẻ.Mới đây, Tập đoàn Vingroup trao tặng Bộ Y tế phần mềm DrAid™ cùng các thiết bị đi kèm để hỗ trợ đánh giá tiên lượng trong điều trị Covid-19. DrAid™ là phần mềm AI đầu tiên tại Việt Nam do Công ty VinBrain (Tập đoàn Vingroup) phát triển từ năm 2019 nhằm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về phổi, tim và xương dựa trên X-quang và đang được triển khai tại 12 bệnh viện, 1 phòng khám và 1 hệ thống xe chụp X-quang lưu động tại Hà Nội cùng một số tỉnh lân cận.Trước đó, khi được biết y tế Việt Nam đang gặp khó khăn do thiếu máy thở, lập tức Vingroup đã đi đầu nghiên cứu sản xuất máy thở. Hiện nay, Vingroup đã sản xuất 2 mẫu máy thở là VFS-410 và VFS-510, được đánh giá bởi các cơ quan, bệnh viện đầu ngành của Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu trong điều trị Covid-19 cũng như một số bệnh khác... Được biết, Vingroup cũng hỗ trợ ngay từ đầu những sinh phẩm chẩn đoán, máy lọc máu và một số trang thiết bị mà trong nước rất khó khăn. Đến nay, Tập đoàn đã tài trợ cho ngành y tế, các địa phương và đối tác hơn 900 tỷ đồng nhằm chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Tổng giá trị tài trợ trên chưa bao gồm chương trình 3.200 máy thở xâm nhập tặng Bộ Y tế, 100 máy thở VFS -510 cho Đà Nẵng; 34 máy thở VFS-410, VFS-510 cho Quảng Nam, Quảng Ngãi; 35 tỷ đồng hóa chất sinh phẩm và các hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng…Cho đi để nhận lạiÔng Nguyễn Thành Chung - Chủ tịch Công ty CP Dịch vụ tư vấn đầu tư AZ, một DN thường xuyên thể hiện trách nhiệm xã hội khẳng định: “Theo tôi, CSR không chỉ đơn thuần là “cho một lần” hoặc được hiểu như một công tác từ thiện. Những đóng góp của các công ty không chỉ là tiền mà bằng công nghệ, nhân sự, tài chính, chuyên môn, thiết bị.. Tất thảy là những giá trị mà DN có thể mang lại để chống lại Covid19. Vì vậy, nếu làm tốt CSR sẽ giúp DN phát triển bền vững hơn, quan tâm hơn đến khách hàng và cộng đồng, thể hiện đạo đức, văn hóa của DN”. Bản thân khi xuất hiện đại dịch, công việc sản xuất kinh doanh của các công ty, tập đoàn cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng rõ ràng, nếu các DN đổ hết gánh nặng vào vai Nhà nước, cho đến trước khi sản xuất được ra vaccine, bất cứ lúc nào dịch bệnh cũng có thể bùng phát trở lại. Khi không thể ổn định cuộc sống của người dân, chắc chắn các DN khó có thể trở lại kinh doanh hiệu quả.Câu chuyện Vingroup hỗ trợ kinh phí nhiều công đoạn nghiên cứu của dự án sản xuất vaccine đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của Đại học Bristol (Anh) sẽ khiến nhiều doanh nhân Việt suy nghĩ. Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nhân cũng đúng với triết lý Phật giáo “cho đi để nhận lại”.Hãy cứ cho đi sẽ nhận lại gấp trăm ngàn lần yêu thương. Trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương, cái được nhận lại còn lớn lao gấp bội lần. Trách nhiệm xã hội DN đang được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của DN hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc. |