Trong đó, các chiến lược, sáng kiến quản lý nguồn nước tại các doanh nghiệp góp phần không nhỏ trên hành trình này.
Vai trò của quản lý nguồn nước
Trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc, “Nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người” là SDG số 6, đang trên đúng lộ trình để đạt được mục tiêu đề ra tại Việt Nam (theo Sustainable Development Report).
Dù vậy, nước sạch vẫn là mối bận tâm hiện nay của nước ta. Biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất, thiên tai, lũ lụt gây ra những rủi ro, nguy cơ về suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Đồng thời, sự gia tăng về dân số cùng nhu cầu phát triển, mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi lượng nước cần thiết liên tục tăng lên nhanh chóng.
Thời gian gần đây, câu chuyện “miền Tây khát nước” vì tình trạng thiếu nước sạch do hạn, mặn một lần nữa gióng lên hồi chuông “báo động” về vấn đề nguồn nước sạch. Hình ảnh người dân tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long xách từng can nước sạch về sử dụng, sông suối cạn nước, rừng khô cỏ cháy, rất dễ xảy ra hỏa hoạn... càng khắc họa rõ nét vai trò của nguồn nước đối với đời sống, môi trường và xã hội.
Là một phần quan trọng của bức tranh phát triển tại Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ trong công tác quản lý nguồn nước hiệu quả. Đây cũng là hoạt động giúp đảm bảo sự liền mạch và bền vững trong hoạt động vận hành, sản xuất của bản thân doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp còn xem đây là trọng tâm của chương trình phát triển kinh doanh khi hoạt động canh tác là một phần quan trọng trong chuỗi giá trị của những đơn vị này.
Các giải pháp quản lý nguồn nước
Khi quy mô kinh doanh được mở rộng, nhu cầu về nước ngày càng tăng. Chưa kể nước là nguồn tài nguyên thiết yếu trong đời sống và sản xuất. Vì vậy, việc ngưng sử dụng nước chưa bao giờ là khả thi.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa duy trì sản xuất vừa bảo tồn nguồn nước, doanh nghiệp ngày nay ưu tiên tập trung nghiên cứu và triển khai các sáng kiến về cắt giảm lượng nước sử dụng và tăng cường tái chế, tái sử dụng nguồn nước trong các hoạt động của chuỗi vận hành tại doanh nghiệp.
Riêng tại những doanh nghiệp với mô hình sản xuất gắn liền với hoạt động canh tác nông nghiệp, mở rộng quản lý nguồn nước trên toàn chuỗi giá trị là nhu cầu cần thiết. Theo Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp chiếm trung bình 70% tổng lượng nước ngọt được sử dụng trên toàn cầu. Các phương pháp quản lý nguồn nước trong canh tác thường thấy có thể kể đến chủ động sở hữu nước, thu thập nước, lưu trữ nước, kiểm soát tưới tiêu và thoát nước…
Ngoài ra, không ít doanh nghiệp còn phối hợp cùng các tổ chức môi trường, xã hội để hỗ trợ thực hiện các hoạt động bảo vệ, bảo tồn nguồn nước.
Một trong những doanh nghiệp chú trọng vào việc quản lý nguồn nước là BAT Việt Nam. Trong hoạt động vận hành, doanh nghiệp đã và đang áp dụng Hệ thống Làm việc Tích hợp (Integrated Work System - viết tắt là IWS) và phân tích tổn thất hàng năm, giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội để tối ưu hóa việc sử dụng nước, đồng thời tăng tỷ lệ tái sử dụng nước tái chế bằng cách tập trung vào các hoạt động nâng cao ý thức tiết kiệm nước của nhân viên, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, quản lý rò rỉ từ tất cả các hệ thống, thay thế thiết bị tiết kiệm nước, lắp đặt thêm các hệ thống phụ trợ như: hệ thống lọc bụi trong dây chuyền sản xuất, hệ thống lọc áp suất trên hệ thống xử lý nước thải hiện tại.
Những hoạt động này giúp BAT Việt Nam tăng chất lượng của nước sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp, hướng đến gia tăng hàng năm lượng nước tái sử dụng sau xử lý thay thế nguồn nước thủy cục để sử dụng cho các thiết bị phụ trợ như hệ thống khử mùi, hệ thống giải nhiệt và các hoạt động vệ sinh khác cho thiết bị phụ trợ.
Trong năm 2023 vừa qua, BAT Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, bao gồm: cắt giảm 31% lượng nước sử dụng từ thủy cục và tăng 33% lượng nước tái sử dụng so với năm 2017, trung bình hàng năm giảm hơn 5.000 mét khối nước sử dụng từ thủy cục và tăng tương ứng lượng nước tái sử dụng thông qua các hoạt động liên tục và thường xuyên về tối ưu hóa nguồn nước.
Đồng thời, nhà máy liên doanh BAT-Vinataba tại Đồng Nai của doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận Quản lý Nguồn nước Hiệu quả do Liên minh Quản lý Nguồn nước (Alliance for Water Stewardship - viết tắt là AWS) công nhận.
Trong năm 2024, BAT Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu cắt giảm 32% lượng nước sử dụng từ nguồn và tăng 34% lượng nước được tái chế so với năm 2017. Những cam kết và nỗ lực này hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu về quản lý nguồn nước của BAT Việt Nam vào năm 2025, đó là: cắt giảm 35% tổng lượng nước sử dụng từ nguồn (so với năm 2017), tái sử dụng 35% lượng nước, và 100% các nhà máy sản xuất của BAT Việt Nam đạt được chứng nhận AWS.
Trên toàn chuỗi giá trị, BAT Việt Nam tiếp tục hợp tác người nông dân trồng thuốc lá để kiểm soát việc tưới tiêu và thoát nước, điển hình là giới thiệu hệ thống tưới nhỏ giọt để bảo tồn tài nguyên nước. Trong năm 2023, cũng là năm thứ ba triển khai hệ thống này, diện tích áp dụng tưới nhỏ giọt ở Tây Nguyên của các nông dân trong chuỗi cung ứng của BAT Việt Nam đạt 1.167 héc-ta, giúp tiết kiệm 1,26 triệu mét khối nước.
Trong năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu nâng cấp hệ thống tưới nhỏ giọt để đạt 1.748 héc-ta áp dụng, dự kiến giúp tiết kiệm 1,8 triệu mét khối nước ở mỗi vụ mùa so với các phương pháp tưới theo luống truyền thống. BAT Việt Nam cũng tiếp tục phối hợp sâu sát và khuyến khích người nông dân trong chuỗi cung ứng đầu tư vào công nghệ này để nhân rộng quy mô của hệ thống tưới tiêu này, từ đó mang lại hiệu quả rộng khắp trên toàn chuỗi giá trị của BAT Việt Nam.
Ngoài ra, BAT Việt Nam còn mang lại những tác động tích cực cho môi trường nước nói chung khi vào Ngày Thế giới Nước sạch năm nay, BAT Việt Nam đã chính thức hợp tác cùng hai nhóm tình nguyện môi trường là Sài Gòn Xanh và Biên Hòa Xanh để hỗ trợ công tác dọn rác, làm sạch kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ thông qua đối tác Thái An - đơn vị cung cấp các giải pháp bảo hộ lao động để trao tặng những thiết bị bảo hộ cá nhân và dụng cụ vệ sinh để hỗ trợ hoạt động “giải cứu” 30 kênh rạch, sông ngòi trong năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai - nơi mà BAT Việt Nam đang hoạt động.