Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp tăng tốc gia nhập thị trường

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm, DN và doanh nhân đã tăng tốc gia nhập thị trường.

Rõ nhất là số DN đăng ký thành lập mới đạt mức cao nhất so với cùng kỳ từ trước đến nay; lần đầu tiên vượt qua mốc 76.000, tăng 13,6%, hay tăng 9126 DN; tăng 20% so với số DN đăng ký thành lập mới bình quân trong 6 tháng đầu năm của thời kỳ 2017 - 2021.

Hoạt động nghiệp vụ tại Vietcombank. Ảnh: Trần Việt  

Những kết quả tích cực

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 địa bàn có số DN đang hoạt động nhiều nhất nước, cũng là 2 địa bàn có số DN đăng ký thành lập mới nhiều nhất nước (Hà Nội có 1.4628 DN, tăng 1.306 DN, TP Hồ Chí Minh có 2.2469 DN, tăng 2.317 DN).

Việc đăng ký thành lập mới nhiều nhất và tăng lên thể hiện hai mặt. Một mặt thể hiện tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân Việt Nam rất cao, mặc dù đã bị “bào mòn” sau hơn 2 năm do đại dịch Covid-19. Mặt khác, khi việc phòng chống dịch có sự chuyển dịch về chiến lược, thì môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, với sự hỗ trợ về tài khóa – tiền tệ của Nhà nước đã cộng hưởng để việc khởi nghiệp được tăng tốc.

Một kết quả nổi bật khác về DN và doanh nhân là số DN bị giải thể trong thời gian trước nay quay lại hoạt động rất cao (tăng 55,6%, hay tăng 14.531 DN. Tổng số DN quay lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm nay cao gấp 1,9 lần số DN quay trở lại hoạt động của cùng kỳ trong 5 năm trước (2017 - 2021). Những ngành, lĩnh vực có số DN quay trở lại hoạt động nhiều nhất là Thương nghiệp (15.381 DN, chiếm 37,8%), Xây dựng (5.015 DN, chiếm 12,3%), Công nghiệp chế biến, chế tạo (4.493 DN, tăng 11%).

Tăng trưởng đạt được ở 17/17 ngành, lĩnh vực, trong đó có những ngành, lĩnh vực có số lượng DN tăng nhiều nhất là Thương nghiệp (6.237 DN), Dịch vụ ăn uống (917 DN), Dịch vụ khác (752 DN), kinh doanh bất động sản (578 DN), Sản xuất, phân phối điện, nước, ga (450 DN), Giáo dục và đào tạo (394 DN)… Số DN quay trở lại hoạt động thể hiện ý chí kiên cường, không chịu thất bại, vượt khó đứng dậy của doanh nhân và sự hỗ trợ của Nhà nước.

Cộng số DN đăng ký thành lập mới và số DN quay trở lại hoạt động số lượng lớn (116.900 DN), tăng trưởng cao (25,4%, hay tăng 23.657 DN). Trong khi đó, số DN ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi ít hơn, tổng số tăng ít hơn so với số vào thị trường (19% hay tăng 13.343 DN so với 25,4% hay tăng 23.657 DN), trong đó giải thể giảm 13,6% (hay giảm 1.300 DN), tạm ngừng hoạt động giảm 2,4% (hay giảm 600 DN).

Do vậy, số DN đang hoạt động tăng thêm trong 6 tháng 2022 đạt trên 33,23 nghìn; số DN đang hoạt động tính đến cuối tháng 6/2022 đạt gần 884,9 nghìn DN. Kỳ vọng năm sẽ vượt 920.000 DN. Những kết quả tích cực về DN đã góp phần để tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2022 đạt cao hơn cùng kỳ 2 năm 2020, 2021 (6,42% so với 2,04% và 5,74%). Đó cũng là tiền đề cả năm 2022 tăng trưởng sẽ vượt mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ (6 - 6,5%).

Khó khăn, thách thức

Kỳ vọng thì như vậy, nhưng để đạt được cũng phải có các giải pháp quyết liệt để khắc phục khó khăn, thách thức về DN.

Khó khăn đối với các DN hiện có nhiều. Số DN tạm ngừng kinh doanh vẫn còn rất nhiều và tăng cao so với cùng kỳ. Trong đó có 10 ngành có tới trên 1.000 DN, nhiều nhất là Thương mại 18.417 DN, Xây dựng 7.206 DN, Công nghiệp chế biến chế tạo 5.948 DN, Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác 3.669 DN, Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ khác 3.061 DN, Vận tải kho bãi 2.767 DN, Dịch vụ lưu trú ăn uống 2.736 DN, Kinh doanh bất động sản 1.682 DN, Giáo dục và đào tạo 1.322 DN, Thông tin và truyền thông 1.176 DN.

Những DN đang hoạt động hiện gặp khó khăn, thách thức ở cả đầu vào và đầu ra. Ở đầu vào, khó khăn lớn bao gồm vốn hoạt động, chi phí sản xuất, lao động. Vốn thiếu từ ngân hàng do còn nợ xấu, do hiệu quả hoạt động thấp với tỷ suất lợi nhuận bình quân chung còn thấp xa so với lãi suất vay ngân hàng. Nguồn vốn thu hút từ thị trường chứng khoán hiện đang giảm.

Chi phí đầu vào tăng khi giá nhập khẩu bình quân tăng rất cao (quý II so với quý I tăng 2,62%, so với cùng kỳ tăng 11,43%, tính chung 6 tháng tăng 11,21%); các chỉ số này đều cao hơn chỉ số giá xuất khẩu (tương ứng là 3,31%, 8,56% và 8,03%). Giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất ở mức cao gấp đôi chỉ số giá tiêu dùng (quý II tăng 6,38%, 6 tháng tăng 6,04%).

Lao động ở các khu công nghiệp, các đô thị lớn vẫn còn thiếu… Giá vật tải, kho bãi quý II tăng 8,17%, 6 tháng tăng 5,86%, trong đó dịch vụ vận tải đường thủy tăng tới 12,91%, riêng dịch vụ vận tải đường ven biển và viễn dương tăng tới 14,28%; dịch vụ vận tải đường hàng không tăng tới 18,32%.

Ở đầu ra, nhu cầu tiêu dùng, về tốc độ tăng thì khá cao, nhưng có một phần gốc so sánh là cùng kỳ năm trước ở mức rất thấp. Tâm lý tiết kiệm, thậm chí là thắt lưng buộc bụng xuất hiện từ đại dịch, nay tuy đã giảm sức ép, nhưng vẫn còn, sử dụng sản phẩm tự cấp, tự túc vẫn tiếp tục…

Gần 16.035 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp trong năm 2022

Gần 16.035 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp trong năm 2022

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

01 Jul, 07:25 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở – đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển của Tổng công ty.

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

01 Jul, 05:22 PM

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngày càng đa dạng, MB giới thiệu đến Khách hàng bộ ba sản phẩm Tiền Gửi 2025 gồm: Tiền Gửi Linh Hoạt, Tiền Gửi Kỳ Hạn và Tiền Gửi Tích Góp, hướng đến nhu cầu tiết kiệm linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn tài chính của khách hàng.

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Đổi mới từ “lượng” đến “chất”, các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

Đổi mới từ “lượng” đến “chất”, các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

30 Jun, 07:03 PM

Kinhtedothi - Nếu đầu năm 2025, Vinamilk gây ấn tượng về số lượng 125 sản phẩm mới tung ra thị trường, thì mới đây, doanh nghiệp sữa tỷ đô này đã cho thấy bước tiến vượt bậc cả về “chất” khi là thương hiệu Việt duy nhất được vinh danh tại Giải thưởng đổi mới ngành sữa toàn cầu. Những yếu tố đắt giá nào giúp họ sở hữu “cú đúp” ngôi quán quân về “vị ngon” và “thiết kế bao bì xuất sắc”?

Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group

Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group

30 Jun, 05:34 PM

Kinhtedothi- Gặt hái “cú đúp” danh hiệu tại AREA 2025, ROX Group một lần nữa chứng minh năng lực quản trị hiện đại và vai trò tiên phong trong phát triển bền vững. Thành quả này là kết tinh từ chiến lược đổi mới toàn diện và nỗ lực không ngừng tạo giá trị thật cho cộng đồng, con người và môi trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ