Đây là hai nội dung thu hút sự quan tâm lớn của các DN, hiệp hội, chuyên gia... với nhiều quan điểm khác nhau.
Tăng tính cạnh tranh hay thả nổi thị trường xăng, dầu?
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2013 về kinh doanh xăng, dầu, Bộ Công Thương đề xuất thêm phương án Nhà nước chỉ công bố các yếu tố cấu thành giá (giá thế giới, thuế, mức trích và chi quỹ bình ổn để định hướng cho việc tính giá xăng, dầu); các DN căn cứ chi phí thực tế của mình, xác định và công bố giá bán lẻ. DN thực hiện kê khai giá khi thay đổi giá và báo cáo về Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để giám sát.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, ưu điểm của phương án trên là bảo đảm các chi phí trong giá xăng, dầu theo thực tế phát sinh đối với từng DN, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào giá bán xăng, dầu, đưa giá xăng, dầu dần theo thị trường quyết định, hạn chế việc đầu cơ găm hàng, khuyến khích các DN tạo nguồn cung ổn định cho thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án để “DN tự quyết giá” là sẽ có nhiều mức giá xăng, dầu trên thị trường. Khi người dân chưa quen sẽ có phản ứng đối với giá xăng, dầu của các DN có chi phí cao. Hoặc tại những địa phương ít nhà cung cấp, cạnh tranh kém, chi phí cao… người dân có thể phải mua xăng, dầu với giá cao hơn các địa phương
Nguyên tắc kinh tế thị trường là mọi hàng hóa phải để thị trường quyết định giá. Nhưng xăng, dầu là mặt hàng chiến lược, đầu vào của nhiều ngành kinh tế nên cần có sự điều tiết của Nhà nước để đảm bảo an ninh năng lượng và tránh cú “sốc” cho nền kinh tế khi giá tăng quá cao.
Nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa
Trong điều hành giá chúng ta không nên dùng quá nhiều các biện pháp can thiệp vào thị trường. Với xăng, dầu phải điều hành theo sát giá thị trường thế giới. Nếu khoảng cách giữa hai kỳ điều chỉnh giá quá dài, dẫn đến lệch pha, không theo kịp với diễn biến giá xăng dầu thế giới.
TS Vũ Vinh Phú
khác.
Ủng hộ về đề xuất này, anh Lê Văn Hiền - chủ một đại lý xăng, dầu trên địa bàn quận Hà Đông cho rằng, đây là một điểm mới trong kinh doanh xăng, dầu ở nước ta, nhất là khi xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu, đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất, kinh doanh của DN. Việc các DN được điều chỉnh mức giá xăng, dầu sẽ tác động tích cực vào thị trường, giúp giá cả cạnh tranh, có lợi cho người tiêu dùng, mà vẫn đảm bảo được nguồn lợi nhuận tối thiểu cho DN. Mặt khác, đối với các đại lý bán lẻ, đây cũng là một cơ hội để nắm bắt thị trường qua yếu tố bên ngoài và chất lượng dịch vụ như: Vị trí địa lý, thái độ phục vụ của nhân viên.
Ngược lại, nhiều người tiêu dùng thẳng thắn cho rằng, xăng, dầu có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, không thể để DN tự quyết giá. Vấn đề hiện tại là cơ quan quản lý cần khảo sát lại hệ thống phân phối, giảm bớt khâu trung gian... từ đó quy định giá bán chung cho thị trường và DN tùy theo điều kiện thực tế của DN mà quyết định giá bán buôn.
Bày tỏ quan điểm về đề xuất ngày, PGS.TS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, về nguyên tắc, nếu có cơ chế thị trường đúng nghĩa thì giá xăng, dầu phải để thị trường định giá. Nhưng hiện nay, thị trường xăng, dầu Việt Nam vẫn còn DN nắm thị phần lớn nên không thể thả nổi giá xăng, dầu cho thị trường quyết định.
Ngoài ra, quy định DN muốn bán giá nào lại trình cho liên bộ, theo GS.TS Ngô Trí Long, chỉ là hình thức thay vì cơ quan quản lý tính giá cơ sở xăng, dầu như trước, nay để DN đầu mối tính. Về bản chất, giá định hướng của Nhà nước cũng chính là giá cơ sở, nhưng giá cơ sở thì DN bắt buộc phải tuân theo, giá định hướng không rõ ràng, việc tuân theo hay không là quyền của DN. “Một mặt hàng đặc biệt như xăng, dầu mà trao quyền vào tay DN thống lĩnh thị trường ra giá bán thì khó thuyết phục, làm như vậy là sai thể chế định giá trong nền kinh tế thị trường” – PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.
Tính toán kỹ lưỡng thời điểm điều hành giá xăng
Đối với thời gian điều chỉnh giá xăng, dầu, Bộ Công Thương đề xuất trong dự thảo với phương án rút ngắn thời gian điều hành giá xăng, dầu từ 10 ngày như hiện nay xuống 7 ngày, quy định vào một ngày cụ thể trong tuần. Bộ Công Thương nhận định, phương án này đảm bảo giá xăng, dầu trong nước biến động gần hơn với giá thế giới. Khi giá tăng sẽ được sự ủng hộ của các DN. Song nhược điểm là không phù hợp với thời gian nhập khẩu xăng, dầu (từ 10 - 15 ngày); DN cũng khó đoán định được giá trong nước khi nhập khẩu, nhất là khi chu kỳ giá đi xuống. Mặc dù vậy, trong dự thảo Bộ Công Thương vẫn chọn phương án lùi thời gian điều hành xuống 7 ngày, cố định vào thứ Năm hàng tuần, không kể ngày nghỉ lễ nếu trùng vào ngày mùng 1, 2 và 3 tháng 1 âm lịch của Tết Nguyên đán.
Góp ý vào nội dung này, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, trong suốt năm 2022 và thời gian gần đây, giá dầu thế giới biến động liên tục nhưng việc điều hành giá trong nước lại đang được thực hiện 10 ngày/lần, khiến hai thị trường có sự lệch pha.
TS Vũ Vinh Phú cho rằng, đã đến lúc tính toán thời điểm cụ thể để trả giá xăng, dầu về thị trường. Hiện nay, giá dầu thế giới biến động tăng từng ngày nhưng việc điều hành giá trong nước lại đang được thực hiện 10 ngày một lần, khiến nhiều DN kinh doanh xăng, dầu tiếp tục thua lỗ. Việc chưa để giá xăng, dầu do thị trường quyết định cũng khiến việc quản lý thị trường này thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao nhất. Nhà nước nên kiểm soát bằng các các công cụ như thuế, phí… chứ không nên điều hành giá theo kỳ như hiện nay. Khi giá xăng được tự do cạnh tranh trên thị trường, tự động thị trường sẽ hình thành nhiều mức giá cao, thấp khác nhau và vận hành trơn tru, ổn định.
“Thực tế chứng minh càng có nhiều DN tham gia thị trường, người dân sẽ càng được lựa chọn dịch vụ tốt và giá rẻ nhất. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy hạ giá thành, giá bán lẻ, Tuy vậy, chuyên gia cũng cho rằng việc thả nổi xăng, dầu khó thực hiện ngay được do thị trường còn nhiều bất cập, nhiều DN có vốn Nhà nước vẫn nắm thị phần chi phối.” – TS Vũ Vinh Phú phân tích.
Đồng quan điểm, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa khuyến nghị, Bộ Công Thương cần xem xét và tính toán lại về thời gian điều chỉnh xăng, dầu. Nếu như giai đoạn này Việt Nam chưa có đủ điều kiện làm được như các nước trên thế giới, tức là bám sát theo giá thị trường thế giới và điều hành giá hàng ngày thì nên rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá từ 10 ngày xuống 7 ngày hoặc là 5 ngày để phù hợp với phương thức hiện nay mà các DN đầu mối đang mua xăng, dầu ở trên thị trường thế giới. Như vậy sẽ phản ánh sát hơn, giảm thiểu sự lệch pha giữa giá thị trường trong nước và thế giới.
Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, thời gian điều chỉnh giá xăng, dầu không quan trọng. Thông lệ mua bán xăng, dầu là DN mua theo kỳ hạn mà kỳ hạn tối thiểu là 15 ngày, thậm chí dài hơn là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. DN mua theo kỳ hạn là vì thực tế không một DN bán buôn nào lại chuẩn bị sẵn kho xăng, dầu để đáp ứng mọi nhu cầu của DN bất cứ khi nào. Do đó, sửa đổi quy định kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu giảm xuống 7 ngày như Bộ Công Thương đề xuất cũng không giải quyết được gốc rễ vấn đề đảm bảo nguồn cung xăng dầu.