Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP ngày 13/4/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa.

Nghị định số 88/2025/NĐ-CP quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Điều kiện hỗ trợ

Mức hỗ trợ một trạm phát sóng 5G là 15% chi phí thiết bị bình quân cho một trạm phát sóng 5G được mua trong năm 2025 của các doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ.

Theo Nghị định số 88/2025/NĐ-CP, doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết số 193/2025/QH15 khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp viễn thông đã hoàn thành triển khai tối thiểu 20.000 trạm phát sóng 5G trên toàn quốc (tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) được nghiệm thu đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 19/2/2025 đến hết ngày 31/12/2025;

- Trạm 5G lắp đặt tại các vị trí hạ tầng sẵn có hoặc được triển khai mới. Mỗi trạm 5G chỉ được tính cho một nhà mạng duy nhất;

- Trạm 5G được lắp đặt ngoài trời (outdoor), sử dụng các thiết bị 64T64R, 32T32R, 16T16R, 8T8R, 4T4R. Mỗi trạm có từ 1 khối thu phát vô tuyến trở lên;

- Doanh nghiệp viễn thông đã đề xuất kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G với Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.

Căn cứ hỗ trợ doanh nghiệp

Căn cứ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G gồm:

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận kết quả triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G cho doanh nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ tài chính;

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về chi phí thiết bị bình quân cho một trạm phát sóng 5G được mua trong năm 2025 của các doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ, được xác định theo từng chủng loại và xuất xứ hàng hóa của nhà sản xuất (nước phát triển hoặc nước đang phát triển);

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ tài chính triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G;

- Đã bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nghị định nêu rõ, ngân sách nhà nước hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G từ nguồn chi đầu tư phát triển khác của ngân sách trung ương.

Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G đáp ứng điều kiện hỗ trợ tài chính theo quy định tại Nghị quyết số 193/2025/QH15 và Nghị định này là khoản hỗ trợ tài chính không hình thành tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thực hiện hạch toán khoản hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán có vướng mắc, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm lập đoàn kiểm tra thực tế nếu có dấu hiệu doanh nghiệp báo cáo chưa chính xác về số lượng trạm phát sóng 5G đã triển khai trong hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính.

Các trường hợp doanh nghiệp phải bồi hoàn chi phí hỗ trợ

Đồng thời, Nghị định cũng quy định các trường hợp doanh nghiệp sau phải thực hiện bồi hoàn chi phí hỗ trợ tài chính để triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G:

- Không đáp ứng điều kiện quy định ở trên khi được cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thực tế theo quy định;

- Giả mạo hồ sơ, sử dụng chứng từ bất hợp pháp; báo cáo, kê khai không chính xác thông tin, số liệu dẫn đến việc xác định số tiền hỗ trợ tài chính được hưởng cao hơn mức thực tế đáp ứng.

Ngoài việc xử lý theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp vi phạm các trường hợp quy định trên còn phải thực hiện bồi hoàn chi phí hỗ trợ tài chính triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G như sau:

Trường hợp doanh nghiệp không hoàn thành mục tiêu 20.000 trạm phát sóng 5G đáp ứng điều kiện quy định, doanh nghiệp phải nộp trả lại ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền đã được hỗ trợ, đồng thời nộp vào ngân sách nhà nước số tiền phạt bằng số kinh phí tính theo lãi suất tiền vay bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước cùng thời điểm, số tiền phạt vi phạm tính từ thời điểm doanh nghiệp nhận kinh phí hỗ trợ đến thời điểm nộp phạt.

Trường hợp doanh nghiệp hoàn thành vượt mục tiêu 20.000 trạm phát sóng 5G và đáp ứng điều kiện quy định, nhưng trong đó có số lượng trạm phát sóng 5G không đáp ứng điều kiện khi kiểm tra thực tế, doanh nghiệp phải nộp trả lại ngân sách nhà nước số tiền đã được hỗ trợ tương ứng với số tiền nhận hỗ trợ đối với các trạm phát sóng 5G không đáp ứng điều kiện theo quy định; đồng thời doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước số tiền phạt vi phạm tính trên số tiền đã nhận hỗ trợ đối với các trạm phát sóng 5G không đủ điều kiện và lãi suất tiền vay bình quân của ngân hàng thương mại nhà nước cùng thời điểm, số phạt vi phạm tính từ thời điểm doanh nghiệp nhận kinh phí hỗ trợ đến thời điểm nộp phạt.

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xác định số tiền doanh nghiệp phải nộp bồi hoàn chi phí hỗ trợ tài chính triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G sau khi có kết quả thanh tra, kiểm tra thực tế việc triển khai hạ tầng mạng 5G của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.

Thời hạn doanh nghiệp phải nộp trả tiền vi phạm vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ xác định doanh nghiệp phải nộp bồi hoàn chi phí hỗ trợ tài chính triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Quy định trên có hiệu lực từ ngày 13/4/2025.

Xây dựng "đường cao tốc" cho hạ tầng 5G

Xây dựng "đường cao tốc" cho hạ tầng 5G

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đầu tư công nghệ cho điện mặt trời mái nhà góp phần tăng trưởng xanh

Đầu tư công nghệ cho điện mặt trời mái nhà góp phần tăng trưởng xanh

15 Apr, 09:21 PM

Kinhtedothi - Chuyển dịch năng lượng xanh là một trong những giải pháp trọng tâm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới tăng trưởng xanh nhằm nỗ lực đạt phát thải ròng bằng 0 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26. Muốn vậy, phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh, tích hợp trong quản lý, vận hành hệ thống sử dụng năng lượng và quản lý.

Tiếng Anh của người Việt: Đứng im giữa thế giới đang chuyển động

Tiếng Anh của người Việt: Đứng im giữa thế giới đang chuyển động

15 Apr, 08:51 PM

Bạn có biết, trong khi Singapore dẫn đầu châu Á với trình độ tiếng Anh "Rất cao", người Việt Nam vẫn đang loay hoay ở mức "Trung bình" với điểm số chỉ từ 500-600/800? Đáng báo động hơn, theo báo cáo EF EPI 2024 mới nhất, khi các nước Trung Đông và châu Phi đang cải thiện khả năng tiếng Anh thì Việt Nam lại có nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua toàn cầu này.

EVNHANOI - Lan tỏa ý thức tiết kiệm điện đến từng người dân

EVNHANOI - Lan tỏa ý thức tiết kiệm điện đến từng người dân

15 Apr, 03:43 PM

Kinhtedothi - Thực hiện tiết kiệm điện theo Chỉ thị 20/CT-TTg, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã và đang triển khai hàng loạt chương trình, giải pháp tiết kiệm điện với sự tham gia tích cực từ cộng đồng khách hàng Thủ đô. Việc này không chỉ giúp giảm áp lực cho hệ thống điện, bảo đảm cung cấp điện ổn định, mà còn góp phần tiết kiệm chi phí cho người dân, bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

15 Apr, 03:36 PM

Kinhtedothi - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Đầu tư IMG (IMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2025 - 2030, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai bên, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác vì mục tiêu chung trên hành trình phát triển bền vững.

Nên chọn máy phát điện Trung Quốc cao cấp hay hàng Châu Âu/G7? Góc nhìn từ hiệu quả đầu tư

Nên chọn máy phát điện Trung Quốc cao cấp hay hàng Châu Âu/G7? Góc nhìn từ hiệu quả đầu tư

15 Apr, 03:04 PM

Kinhtedothi-Hiệu quả đầu tư đang trở thành tiêu chí hàng đầu khi các doanh nghiệp lựa chọn máy phát điện công nghiệp. Trước đây, các thương hiệu từ nhóm G7 như Cummins (Mỹ), Mitsubishi (Nhật), MTU (Đức) luôn được ưu tiên nhờ danh tiếng và chất lượng đã được khẳng định. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của các dòng máy Trung Quốc cao cấp – điển hình như Cummins China, Mitsubishi Shanghai – đang mở ra một lựa chọn mới. Câu hỏi đặt ra là: nên chọn máy G7 nhập khẩu hay máy Trung Quốc cao cấp?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ