Doanh nghiệp Việt thận trọng với quy định xuất xứ sản phẩm

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 17/10, diễn đàn “Sản xuất tại Việt Nam và sản phẩm Made in Vietnam” được đánh giá là điểm nhấn sáng nhất trong chuỗi diễn đàn được tổ chức trong khuôn khổ triển lãm MTA Hanoi 2019, vì tính cập nhật và thời sự của chủ đề được khai thác trong chương trình.

Người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ảnh: Phạm Hùng
Diễn đàn hiện đã nhận được sự quan tâm của hơn 200 doanh nghiệp khắp cả nước. Với sự hỗ trợ và phối hợp từ Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp (IDC) thuộc Cục Công nghiệp, Ngân hàng UOB, Khu Công nghiệp Deep C, Công ty CTRMS Việt Nam và Công ty TNHH Siemens Việt Nam trong công tác tổ chức và chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung chương trình.
Tại diễn đàn, các chuyên gia đã chia sẻ cho các doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhà đầu tư nước ngoài những thông tin cập nhật mới nhất về sức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam hiên nay, đồng thời đưa ra những dự báo trong tương lai.
Từ đó, khai thác và phân tích sâu vào các vấn đề cụ thể của hoạt động sản xuất tại Việt Nam, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, và cuối cùng chia sẽ những băn khoăn và cùng nhau tìm hiểu lời đáp cho bài toán “Made in vietnam”.
Theo Chủ tịch CTRMS Việt Nam Nestor Scherbey - Đại diện tại Việt Nam của Liên minh tạo thuận lợi toàn cầu (GATF), hàng hóa của Việt Nam có nhiều linh kiện vật liệu, từ các nguồn gốc khác nhau, nhất là các hàng gia công, chế biến, không như hàng nông nghiệp, xuất xứ khá thuần túy.
Tuy nhiên, quy trình thủ tục ở Việt Nam khá lằng nhằng, phức tạp. Doanh nghiệp Việt chia sẻ, sản phẩm có chứng nhận xuất xứ nhưng là chưa đủ để xuất khẩu sang Mỹ, vì phía Hải quan Mỹ họ không quan tâm, họ sẽ tự điều tra nghiên cứu về xuất xứ.
“Khi xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ quy địnhrất quan tâm, chú ý cách phù hợp với hàng nhập khẩu, cũng như với kê khai của mình, và với cán bộ hải quan phụ trách khu vực ASEAN thì 90% những trường hợp xuất sang Mỹ họ thường giải quyết xuất xứ là Trung Quốc nhưng ghi là của Việt Nam, Lào…” - vị này nói. Đó là rào cản các doanh nghiệp Việt cần lưu ý khi Hải quan Mỹ cũng đã có cảnh báo về tình trạng này.
Cũng trong khuôn khổ MTA Hanoi 2019, các diễn giả đã cụ thể hơn cách thức để doanh nghiệp có thể tối ưu hóa sản xuất và sử dụng hiệu quả nhân lực trong dây chuyền sản xuất thông minh với workshop: “Tối ưu hóa vận hành doanh nghiệp sản xuất trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”.
Bên cạnh đó, Trung Tâm Nghiên Cứu Đa Ngành (MESLAB) - đơn vị lâu năm đồng hành cùng thương hiệu MTA sẽ quay trở lại với diễn đàn chuyên đề: “Triển khai nghiên cứu phát triển sản phẩm mới - Chìa khóa thành công của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần