Độc đáo lễ rước kiệu Thánh Đền Và

Lễ hội Đền Và thị xã Sơn Tây diễn ra hai lần trong một năm, đó là lễ tháng giêng, từ 14 - 17/1 âm lịch và lễ hội Đả ngư diễn ra vào ngày 15/9 âm lịch. Trong đó, lễ hội tháng Giêng diễn ra quy mô, tổ chức long trọng.
Theo thông lệ, cứ 3 năm một lần vào các năm chẵn thì chính quyền và nhân dân lại tổ chức lễ chính, đó là vào các năm Tý – Ngọ - Mão – Dậu.
Vào dịp này, Nhân dân ở một làng, và 7 tổ dân phố thuộc các phường: Phú Thịnh, Viên Sơn và Trung Hưng, thị xã Sơn Tây và thôn Duy Bình, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại họp bàn cùng nhau để tổ chức lễ rước. Tâm điểm của lễ hội là lễ rước long ngai, bài vị của Tam vị từ Đền Và qua các phố của thị xã Sơn Tây và qua sông Hồng sang Đền Ngự Dội (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) để tế lễ.
Lộ trình rước Thánh trên sông đã hướng mũi tàu đủ 4 phương: Đông - Tây - Nam - Bắc. Sang đến bờ sông, Tam vị Đức Thánh Tản được rước vào Đền Ngự Dội cùng sự nghênh đón của nhân dân xã Vĩnh Ninh, đoàn rước nối dài từ bến sông vào tận cửa đền. Tại đây, đã tiếp diễn những nghi lễ truyền thống, đó là lễ Mộc Dục và lễ Tiến Đốn.
Kiệu bắt đầu xuất phát từ 5 giờ sáng. Quá trình đoàn rước kiệu từ sân đền qua các khu phố của thị xã Sơn Tây, mọi nhà và các đình - nơi kiệu đi qua, đều sắp sửa mâm lễ để nghênh kiệu; trẻ nhỏ, người lớn đều tranh thủ từng phút được chui qua kiệu để lấy phước cầu may. Các điểm ngã ba, ngã tư đường phố đoàn rước tiến hành nghi lễ quay kiệu.
Lễ hội Đền Và đến nay vẫn giữ gìn và phát huy được với các tập tục cổ, những quan hệ cộng đồng làng xã thấu tình đẹp nghĩa, tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp của người xưa để lại cho thế hệ con cháu ngày hôm nay. Những giá trị to lớn của lễ hội đền Và vẫn đang được chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây đang cùng chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy để tồn tại mãi với thời gian.
Dưới đây là những hình ảnh độc đáo của lễ rước kiệu Thánh Đền Và diễn ra vào sáng 5/2









Đền Ngự Dội gắn liền với một sự tích đậm màu huyền thoại: Tương truyền, một ngày nọ, Đức Tản Viên Sơn đem đại binh rời non Tản vượt sông Hồng đi độ thế giúp dân và ngự lại trên cánh bãi Duy Bình. Thấy nơi đây trời đất giao hoà, đức ngài truyền sai hai thôn nữ đang cắt cỏ ven sông gánh nước dâng lên để Đức Ngài giội tẩy bụi trường chinh.
Vâng mệnh Đức Ngài nhưng cả hai thôn nữ cùng lo sợ vì họ chỉ có đôi sọt tre, làm sao gánh được nước? Biết vậy, Đức Ngài truyền: Cứ vợi nước đi, khắc được nước. Thật lạ lùng, đôi sọt tre dân đã ấy gánh được nước sông Hồng, không trào một giọt, không sánh một li. Hai thôn nữ biết vị tướng oai phong, lẫm liệt trước mặt mình là Đức Tản Viên Sơn có phép nhiệm mầu.
Tin ấy loan truyền khắp dân làng Duy Bình, mọi người tưng bừng kéo nhau ra dâng lễ. Đức Ngài cho phép dâng lễ sống để kịp giờ quân trẩy. Ngày đó nhằm vào rằm tháng Giêng năm Tý, nhân dân lập đền thờ Đức Ngài và lấy tên đền Ngự Dội với hàm ý Đức Thánh Tản đã ngự và tắm giội tại đây.

Chủ tịch UBND TP thăm gia đình chính sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây
Kinhtedothi - Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, chiều 10/1, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đã đi thăm và tặng quà các gia đình chính sách tại Thôn Yên Mỹ, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây.

Sơn Tây tổ chức Lễ Khai bút đầu năm và phát động Tết Trồng cây
Kinhtedothi - Lễ Khai bút và phát động Tết Trồng cây được tổ chức tại Khu di tích lịch sử Văn Miếu ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây vào sáng nay (29/1). Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự.

Chính thức khai hội Đền Và ở Sơn Tây
Kinhtedothi - Chiều 4/2 (tức ngày 14 tháng Giêng), Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây cùng Ban Quản lý Di tích đền Và đã trang trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Và Xuân Quý Mão 2023.