Độc đáo nơi đầu tiên khởi phát Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bích Hời (có sử dụng ảnh tư liệu tại khu Di tích)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Cuộc kháng chiến ngày càng đi vào thời điểm cam go, Trung ương Đảng và Chính phủ đã phải di rời khỏi Thủ đô Hà Nội lên an toàn khu Định Hóa, Thái Nguyên. Tại đây đã có 1 địa chỉ là nơi Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch ĐIện Biên Phủ.

 Ngày 20/5/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh về đồi Khau Tý, xóm Nạ Tra, xã Điềm Mặc, ATK Định Hóa, Thái Nguyên để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.
Ngày 20/5/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh về đồi Khau Tý, xóm Nạ Tra, xã Điềm Mặc, ATK Định Hóa, Thái Nguyên để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời gian kháng chiến, Người  từng sống và làm việc tại nhiều địa điểm ở Định Hóa như Khau Tý (Điềm Mặc), Khuôn Tát, Nà Lọm, Tỉn Keo (Phú Đình)… Để bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như nhiều đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ đều ở nhiều địa điểm khác nhau. Mỗi địa điểm không ở lâu tại, chỉ một vài tháng.
Đồi Tỉn Keo, dưới chân Đèo De, núi Hồng, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Ngôi nhà mái lá cọ được dựng trên đất của ông Ma Tiến Đàm, bố đẻ của Đảng viên người dân tộc Tày - Ma Thị Tôm. Trong ngôi nhà mái lá có duy nhất 1 chiếc bàn để Bác Hồ làm việc và hội họp cùng các đồng chí Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Đằng sau chiếc lán cọ có 1 chiếc bếp, đun không khói phục vụ cho việc nấu ăn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đ/c trong Trung ương đảng. Ngay trước cửa chiếc lán vẫn còn cây dâm bụt do Chủ tịch Hồ Chí Minh thời gian sống làm việc tại đây trồng. Hiện nay, di tích Tỉn Keo nằm trong Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK), Định Hóa, Thái Nguyên.
 Tại lán Tỉn Keo này, ngày 6/12/1953 Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vào giữa năm 1953, tại đây sau khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày, đôi tay Chủ tịch Hồ Chí Minh giơ lên và nắm lại, Bác nói: Địch tập trung cơ động để tập trung sức mạnh, không sợ, ta buộc chúng phải phân tán binh lực để sức mạnh đó không còn.
Tại lán Tỉn Keo này, ngày 6/12/1953, sau khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo quyết tâm tấn công Điện  Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 4 đồng chí trong Bộ Chính trị, gồm: Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tổng tham mưu Trưởng Hoàng Văn Thái đã họp và phân tích. Chủ tịch HCM nhận định: Về địch, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương, nhưng họ có yếu điểm đó là  bị cô lập và toàn bộ viện trở đều dự vào đường hàng không. Về ta, với chất lượng được nâng cao một bước trong chỉnh huấn, chỉnh quân, với những kinh nghiệm sẵn có và sự tiến bộ về trang kỹ thuật, quân đội ta tới đây có thể đánh được tập đoàn cứ điểm. Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến của Tổng quân ủy; Bộ Chính trị ra Nghị Quyết Thành lập Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ và cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bí thư Đảng ủy.
Sau đây là những hình ảnh về Di tích Lán Tỉn Keo:
 Lán Tỉn Keo nằm trên đồi Tỉn Keo, dưới chân Đèo De, núi Hồng, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, Thái Nguyên.
 
 
 Đằng trước lán là cây dâm bụt Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng những năm Người sống và làm việc tại đây.

 
 Bên trong lán là chiếc bàn để Bác Hồ làm việc và phục vụ các cuộc họp của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị.

 
 Hình ảnh làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Việt Bắc.

 Đằng sau lán là bếp nấu ăn không khói.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần