Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vốn đầu tư công được đầu tư và đưa vào khai thác. Ảnh: Trần Thường |
70% vốn đầu tư công vào dự án trọng điểm
Tổng mức vốn ngân sách thuộc dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 2,87 triệu tỷ đồng, tăng 120.000 tỷ đồng so với dự kiến trước đó (2,75 triệu tỷ đồng). Trong đó, trên 70% tổng vốn đầu tư công trung hạn được ưu tiên đầu tư vào ngành, lĩnh vực quan trọng như hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng. Nhiều chuyên gia nhận định nguồn vốn khổng lồ này sẽ tạo ra cú hích cho phát triển hạ tầng giao thông. Theo Bộ KH&ĐT, các dự án được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn này: Đủ vốn hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đáp ứng yêu cầu tiến độ hoàn thành toàn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tuyến đường ven biển với phương án dự kiến khả thi nhất…Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành trên 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; đến năm 2025, hoàn thành toàn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; hoàn thành các công trình thủy lợi, hồ chứa nước trọng yếu ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, các dự án kết nối liên vùng… bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân. Vốn đầu tư công sẽ được đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng cấp quốc gia có ý nghĩa liên vùng, tạo ra không gian phát triển mới, thúc đẩy các cực tăng trưởng như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm phát triển nhanh hơn. Giai đoạn 2016 - 2020, với 2 triệu tỷ đồng vốn đầu tư công, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn được đầu tư và đưa vào khai thác, đó là: Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tuyến đường Tân Vũ - Lạch Huyện, cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, quốc lộ 3 đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang, Pháp Vân - Cầu Giẽ... Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị với tốc độ đô thị hóa tăng từ 35,7% năm 2015 lên khoảng 39,3% năm 2020. Năm 2020, cứ giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì GDP cũng tăng thêm 0,06% so với năm trước, nên theo nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, việc tăng 0,87 triệu tỉ đồng vốn đầu tư công trong 5 năm tới sẽ tạo ra cú hích cho tăng trưởng GDP.Hướng tới kết quả cao nhấtGiai đoạn 2011 - 2015 có tới 22.000 dự án đầu tư công, nhưng giai đoạn 2016 - 2020 đã giảm chỉ còn 11.000 dự án. 5.397 là số lượng dự án dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, và sẽ tiếp tục được cắt giảm làm sao còn khoảng 5.000 dự án, đúng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. “Đây là một cuộc cách mạng lớn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.Giải ngân vốn đầu tư công đã từng bước được cải thiện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ giải ngân các năm vốn đầu tư công từ năm 2016 tới nay tương ứng đạt 88,27%; 81,69%; 71,69%; 78,68% và 97,46%. Giải ngân bình quân hằng năm đạt khoảng 83,4% kế hoạch giao, năm 2020 đạt tỷ lệ cao nhất, hơn 97,46% nhờ có sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kết hợp với những cơ chế, giải pháp đổi mới, đột phá, hỗ trợ nền kinh tế đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch Covid-19.4 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, bằng 21,5% kế hoạch năm và tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 16,6% và tăng 14,5%).Nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT chủ trì khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công thời gian qua, xác định rõ khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, khả thi để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm; đồng thời bảo đảm mục tiêu, chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định của pháp luật và tránh sai phạm.Các địa phương đang quyết liệt đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 19/5/2021 về khắc phục tồn tại, hạn chế trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư phát triển của TP. Trong đó, TP yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, từng tháng theo tiến độ thực hiện dự án, phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn được giao; chủ động chỉ đạo rà soát, báo cáo HĐND cùng cấp thực hiện điều chỉnh kịp thời vốn của các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn, giải ngân tốt. Các chủ đầu tư phải hoàn thành việc thu hồi vốn ứng trước, thanh toán nợ xây dựng cơ bản của các dự án (nếu có) trong 6 tháng đầu năm 2021 và khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư để khởi công các dự án mới. Thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án ngay sau khi có khối lượng được nghiệm thu; không dồn khối lượng thanh toán vào cuối năm.
Chính phủ tăng cường đầu tư công, vì 1 đồng đầu tư công lan tỏa thu hút đầu tư tư nhân tới 4,2 đồng. Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng liên tục được cải thiện, hệ số sử dụng vốn ICOR giai đoạn 2016 - 2019 ước khoảng 6,11, góp phần huy động một lượng lớn vốn đầu tư toàn xã hội, đạt khoảng 9,2 triệu tỷ đồng, bằng 33,7% GDP, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra và cao hơn giai đoạn trước.Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm |