Khách tìm hiểu một dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin tại Triển lãm sản phẩm công nghiệp 4.0. Ảnh: Công Hùng |
Nở rộ kinh tế nền tảng
Thời gian gần đây, hàng loạt dịch vụ ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực thao tác trên điện thoại thông minh, mạng internet “đổ bộ” vào Việt Nam và được rất nhiều người dùng lựa chọn sử dụng, đem lại nhiều lợi ích đối với nền kinh tế. Từ năm 2014, một số công ty hoạt động trên mô hình KTNT đa quốc gia đã thâm nhập vào Việt Nam như Uber, Grab Taxi, Airbnb, Travelmob và phát triển mạnh mẽ.
Những thách thức trong chính sách quản lý đối với hoạt động KTNT đã diễn ra ở phạm vi toàn cầu. Vì vậy, trong quá trình quản lý các nền tảng, Nhà nước cần chú trọng xem xét các điều kiện giao dịch chung, đặc biệt trong việc phân định trách nhiệm các bên để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ các đối tác yếu thế trong giao dịch. Trưởng phòng Pháp luật kinh tế (Viện Nhà nước & Pháp luật) Ngô Vĩnh Bạch Dương |
Tháng 6/2014 ứng dụng Uber, Grab mới được đưa vào Việt Nam nhưng đến tháng 4/2018, có khoảng trên 36.000 ô tô dưới 9 chỗ gia nhập Uber, Grab. Tương tự, tại thời điểm chuyển nhượng cổ phần của Uber vào tháng 4/2018, Grab (trụ sở tại Singapore) đã nhận được 90 triệu lượt tải xuống ứng dụng, cũng như 5 triệu tài xế ở 195 TP tại các quốc gia Đông Nam Á... sử dụng. Hay như Airbnb, kể từ khi có mặt tại Việt Nam đến nay, trong gần chục năm, công ty công nghệ này đã có hàng chục nghìn cơ sở lưu trú tại Việt Nam đăng ký sử dụng công nghệ và kinh doanh.Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) Trần Trọng Tuyển đánh giá, KTNT trên nền tảng công nghệ thông tin giúp tiết kiệm nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và chi phí vận hành. Mặt khác, KTNT giúp thúc đẩy cạnh tranh nhờ vào việc tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng với chi phí hợp lý hơn. Ngoài ra, các mô hình KTNT giúp cải thiện năng suất, giảm chi phí kinh doanh, giảm các khâu thiếu hiệu quả của các mô hình kinh doanh truyền thống, tạo ra các nhu cầu mới, thị trường mới. KTNT đã xóa bỏ các rào cản về không gian và thời gian, do đó, giúp kết nối giữa nhà cung cấp và khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác.Lúng túng trong quản lýĐể có thể khai thác tối đa tiềm năng từ mô hình KTNT cần có chính sách quản lý phù hợp. Thực tế cho thấy, sau một thời gian hoạt động, mô hình KTNT đã bộc lộ một số khiếm khuyết cần đến sự can thiệp của Nhà nước để bảo vệ người tiêu dùng, người lao động, chống thất thu thuế với các nền tảng hoạt động xuyên biên giới. Tuy nhiên, đây là phương thức kinh doanh mới ra đời nên cơ quan quản lý Nhà nước chưa bắt kịp để có thể kiểm soát tối ưu.Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, việc buộc các DN công nghệ phải đáp ứng toàn bộ điều kiện của quá trình kinh doanh vận tải không những làm biến đổi bản chất hoạt động của nền tảng, mà còn triệt tiêu phần lớn những ưu điểm của công nghệ mang lại, biến nền tảng thành một công nghệ đơn thuần. Quy định như vậy sẽ tác động tiêu cực tới cả các nền tảng trong nước như Vato, Emmi, Gonow (Viettle) và T.Ney (của FPT), lẫn các nền tảng ngoại như Grab.Đồng thuận với ý kiến này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có cách tiếp cận thống nhất và cởi mở hơn đối với mô hình KTNT. Theo TS Vũ Tú Thành (Hội đồng Kinh doanh US - ASEAN), việc phân biệt nền tảng trong nước và nền tảng nước ngoài không còn phù hợp bởi Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, cần thay đổi cách tiếp cận theo hướng làm thế nào để tận dụng được thành quả của người đi trước và tạo lợi ích cho mình. “Một trong những đặc thù của KTNT là phải xây dựng được những đối tác, quan hệ trên lợi ích chung để xây dựng hệ sinh thái phát triển. Nhưng, ở Việt Nam chưa có tư duy chúng ta cùng sống trên một con thuyền” - TS Vũ Tú Thành quan ngại.Ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho thấy, sự phát triển của mô hình KTNT là xu thế khách quan, do đó, việc xây dựng một môi trường chính sách thuận lợi cho KTNT phát triển là cần thiết. Qua đó góp phần tạo động lực giúp Việt Nam tiến gần hơn tới các mục tiêu phát triển mới, bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.