Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đóng góp ý kiến đề án đổi mới công tác thi hành án

Kinhtedothi - Sáng 10/10, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp xây dựng Đề án về việc thực hiện quản lý công tác thi hành án để báo cáo Bộ Chính trị.  Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương; bà Lê Thị Thu Ba, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị.  Dự cuộc họp còn có đại diện Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương và đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên-Huế trở ra.  Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, trong đó có nhiệm vụ: “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án; xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân xã, phường thị trấn và của cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trong việc thi hành các hình phạt không phải là hình phạt tù…; từng bước thực hiện xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án.”  Qua 8 năm thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của các cơ quan tư pháp, đã thu được một số kết quả bước đầu trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án. Trong đó, đã hoàn thiện một bước căn bản về thể chế pháp lý, kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý thi hành án trong cả 3 lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính.  Trên cơ sở bám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thi hành án, Đề án “Về việc thực hiện quản lý công tác thi hành án” được xây dựng nhằm khắc phục hạn chế trong công tác quản lý thi hành án dân sự, hành chính qua 20 năm thực hiện.  Về nguyên tắc của Đề án, việc đổi mới công tác quản lý thi hành án xuất phát từ đặc thù của mỗi loại hình thi hành án; gắn với cải cách lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đồng thời làm cho hoạt động thi hành án có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động thi hành án. Đề án cũng được xây dựng nhằm bảo đảm sự giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với công tác thi hành án.  Việc xây dựng và triển khai Đề án còn nhằm xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án trong việc thi hành bản án, quyết định thi hành bản án, quyết định của tòa án; xác định lại thẩm quyền quản lý Nhà nước của bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các cấp trong công tác thi hành án; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự; đề cao hơn nữa kỷ cương, trách nhiệm trong việc chấp hành các bản án, quyết định của tòa án.  Các ý kiến tại Hội nghị cho thấy, bên cạnh nhữ
Kinhtedothi - Sáng 10/10, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp xây dựng Đề án về việc thực hiện quản lý công tác thi hành án để báo cáo Bộ Chính trị. 

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương; bà Lê Thị Thu Ba, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị. 

Dự cuộc họp còn có đại diện Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương và đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên-Huế trở ra. 

Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, trong đó có nhiệm vụ: “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án; xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân xã, phường thị trấn và của cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trong việc thi hành các hình phạt không phải là hình phạt tù…; từng bước thực hiện xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án.” 

Qua 8 năm thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của các cơ quan tư pháp, đã thu được một số kết quả bước đầu trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án. Trong đó, đã hoàn thiện một bước căn bản về thể chế pháp lý, kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý thi hành án trong cả 3 lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính. 

Trên cơ sở bám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thi hành án, Đề án “Về việc thực hiện quản lý công tác thi hành án” được xây dựng nhằm khắc phục hạn chế trong công tác quản lý thi hành án dân sự, hành chính qua 20 năm thực hiện. 

Về nguyên tắc của Đề án, việc đổi mới công tác quản lý thi hành án xuất phát từ đặc thù của mỗi loại hình thi hành án; gắn với cải cách lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đồng thời làm cho hoạt động thi hành án có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động thi hành án. Đề án cũng được xây dựng nhằm bảo đảm sự giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với công tác thi hành án. 

Việc xây dựng và triển khai Đề án còn nhằm xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án trong việc thi hành bản án, quyết định thi hành bản án, quyết định của tòa án; xác định lại thẩm quyền quản lý Nhà nước của bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các cấp trong công tác thi hành án; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự; đề cao hơn nữa kỷ cương, trách nhiệm trong việc chấp hành các bản án, quyết định của tòa án. 

Các ý kiến tại Hội nghị cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc đổi mới công tác thi hành án so với yêu cầu của Nghị quyết 49 còn rất chậm, với nhiều khó khăn, vướng mắc. Các tham luận tại hội nghị cũng đã nêu bật thực trạng hoạt động thi hành án và quản lý thi hành án; vị trí, tính chất của hoạt động thi hành án trong mối quan hệ với các hoạt động tư pháp khác; tính đa dạng và đặc thù của mỗi loại hình thi hành án; việc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án hình sự, dân sự theo ngành dọc như hiện nay; mô hình quản lý công tác thi hành án…. 

Trên cơ sở đó, nhiều ý kiến góp ý trực tiếp vào các nội dung, phương hướng đổi mới; giải pháp quản lý thi hành án nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý thi hành án và hoạt động thi hành án. Trong đó, phân biệt rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để đóng góp cho Trung ương, góp phần hoàn thiện dự thảo Đề án, đảm bảo tính khả thi, đem lại hiệu quả cao trong triển khai thực hiện. 

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc xây dựng Đề án “Về việc thực hiện quản lý công tác thi hành án là cần thiết,” phù hợp với tình hình hiện nay. 

Phó Thủ tướng kết luận, các ý kiến tại hội nghị đều thống nhất về việc dừng triển khai Đề án “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án” đến khi có điều kiện; đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò của Chính phủ trong quản lý thi hành án. Trong đó, Bộ Công an giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án hình sự; Bộ Tư pháp phụ trách công tác thi hành án dân sự và hành chính; Bộ Quốc phòng quản lý công tác thi hành án trong Quân đội về dân sự và hình sự. 

Phó Thủ tướng khẳng định, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự thảo Đề án; xác định rõ hơn trách nhiệm của Chính phủ trong việc quản lý thi hành án hình sự, trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân cấp xã trong thi hành các hình phạt như: Án treo, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế…; đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa một số công việc thi hánh án như thí điểm triển khai thừa phát lại, từng bước triển khai tại các địa phương đáp ứng đủ điều kiện nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho hệ thống các cơ quan Nhà nước.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ