Thế nhưng, nhiều khi, việc giao đất thậm chí còn được thực hiện trước khi công trình hoàn thành. Thực tế ngược này đã được nêu ra tại Hội thảo Cơ chế đầu tư BT do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức ngày 19/10.
Hầu hết dự án được chỉ định thầuPhó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - KTNN Trương Hải Yến cho biết, sau khi kiểm toán tại 21 dự án, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính trên 3.815 tỷ đồng, tương đương 12,54% giá trị được kiểm toán. Kết quả này chỉ ra, một số chi phí trong tổng mức đầu tư lập cao so với thực tế và quy định, thiếu căn cứ, chưa chú trọng cắt giảm chi phí nhằm chiếm dụng tiền ngân sách Nhà nước. Theo bà Yến, việc thực hiện dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Cụ thể, quy định có nhắc tới việc vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 10% hoặc 15% tổng vốn đầu tư. Với tỷ lệ trên, phần lớn vốn còn lại là vốn đầu tư của Nhà nước hoặc vốn vay huy động của nhà đầu tư. “Hiện, chưa có quy định về thời điểm nhà đầu tư phải góp đủ số vốn chủ sở hữu dẫn đến các đơn vị này không bị bắt buộc phải góp đủ vốn theo tỷ lệ tối thiểu tại mọi thời điểm. Điều này khiến nhiều dự án chủ yếu được thực hiện bằng vốn vay ngân hàng, làm tăng giá trị dự án BT, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện" - bà Yến nhấn mạnh. Như vậy, thực chất gần như toàn bộ dự án (khoảng 85%) là vốn của Nhà nước hoặc là vốn Nhà nước đi vay với mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động để đầu tư thực hiện dự án.
Công trình nâng cấp tỉnh lộ 39B Thái Bình đầu tư theo hình thức hợp đồng BT. Ảnh: Tuấn Anh |
Giá đất của các khu đất thanh toán cho các hợp đồng BT thường thấp hơn giá thị trường do không thông qua đấu giá. Việc giao đất đã giải phóng mặt bằng không thông qua hình thức đấu giá là chưa phù hợp quy định của Luật Đất đai năm 2013 và là kẽ hở của việc xin - cho, gây thất thoát ngân sách. Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - KTNN Trương Hải Yến |