Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án đường liên xã Đông La đến La Phù: khiếu kiện không có cơ sở

Kinhtedothi - Khi có kiến nghị của công dân về quy hoạch Dự án xây dựng tuyến đường liên xã Đông La - La Phù, Ban Quản lý dự án huyện Hoài Đức đã khảo sát thực tế và tổ chức đối thoại với người dân 2 thôn Hoa Thám và Thống Nhất.

Như Báo Kinh tế & Đô thị đã thông tin, Dự án đường giao thông liên xã từ Đông La đến La Phù được HĐND huyện Hoài Đức phê duyệt chủ trương đầu tư (tại Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 15/2/2022). Khi Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Hoài Đức (BQLDA) triển khai thực hiện lập dự án quy hoạch phân khu đô thị S4, tỉ lệ 1/5000, có rất nhiều đơn thư khiếu kiện. 

Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Hoài Đức Bùi Thế Gia, chính quyền xã La Phù, huyện Hoài Đức và ngành chức năng đã có nhiều văn bản trả lời làm rõ về tính pháp lý của dự án, nhưng đến nay một vài hộ dân ở 2 thôn Hoa Thám và Thống Nhất vẫn khiếu kiện. Căn cứ để người dân khiếu kiện chính là Nhà văn hóa Miền Hạ; vì công dân cho rằng, khi dự án được triển khai, sẽ phải phá dỡ nhà văn hóa, gây lãng phí.

Được biết, Nhà văn hóa Miền Hạ là công trình với quy mô nhà cấp 4, diện tích 140m2 và các hạng mục phụ trợ gồm nhà vệ sinh, sân, tường bao, tổng diện tích khoảng 2.550m2. 

Theo khảo sát thực tế, sau thu hồi, diện tích Nhà văn hóa Miền Hạ vẫn còn đủ rộng để xây mới.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Nhà văn hóa Miền Hạ được xây dựng từ năm 2008, nhưng đến 16/7/2013, Quy hoạch phân khu đô thị S4 mới được phê duyệt. Mặt khác, khi dự án triển khai, chỉ thực hiện GPMB, thu hồi khoảng 960m2 đất Nhà văn hóa Miền Hạ (và khoảng 1,1ha đất nông nghiệp).

Sau thu hồi, diện tích còn lại khá lớn (khoảng 1.590m2) và UBND huyện Hoài Đức cũng đã giao BQLDA huyện tổ chức rà soát, lập dự án Nhà văn hóa Miền Hạ mới cho địa phương trong phần diện tích còn lại sau khi thu hồi, nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân.

“Triển khai dự án giao thông này phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị S4 (đã được phê duyệt) và không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân, các kiến trị của công dân xã La Phù là không có cơ sở”- ông Bùi Thế Gia khẳng định.

Chủ tịch UBND xã La Phù Tạ Công Luận thông tin, Nhà văn hóa Miền Hạ được xây dựng năm 2004 (lúc đó ông Luận là Phó Chủ tịch UBND xã), kinh phí xây dựng là 600 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa, đến năm 2018 địa phương mới xây tường bao.

Vẫn theo ông Tạ Công Luận, Dự án đường Đông La – La Phù chỉ liên quan đến đất nông nghiệp của khoảng 15 hộ dân, nhưng do có sự buông lỏng, nên đã bị một số hộ dân xây dựng nhà xưởng trái phép. Thậm chí có hộ còn lấn chiếm đất công. 

Đây là "Đường bê tông 5 m"  mà theo người khiếu kiện là song song với dự án đường Đông La - La Phù.

Trong đơn gửi cơ quan chức năng, người dân cho rằng việc triển khai dự án đường liên xã Đông La – La Phù là “chồng chéo quy hoạch”, bởi song song với dự án nói trên “là con đường bê tông rộng 5m”. Nhưng vẫn theo vị Chủ tịch UBND xã La Phù, “con đường bê tông 5m” thực chất là đường nội đồng, do người dân tự ý xây dựng.

Theo quan sát của chúng tôi, “con đường bê tông 5m” không rộng như trong đơn phản ánh. Thậm chí đoạn phía cuối còn có hình dạng “đầu voi đuôi chuột” và thể hiện khá rõ đây là kiểu đường được làm theo kiểu “xã hội hóa” của người dân. 

Cạnh khu đất thu hồi phục vụ dự án Đông La - La Phù đều bị người dân xây dựng trái phép.

Liên quan đến chất lượng trường Mầm non La Phù 2, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Hoài Đức Bùi Thế Gia thông tin, dự án này được khởi công tháng 3/2021, đến nay đã thi công hoàn thành phần xây lắp, tuy nhiên vì không có đường cho xe phòng cháy tiếp cận, nên chưa nghiệm thu phòng cháy; do đó chưa bàn giao đưa vào sử dụng phục vụ học tập và giảng dạy.

Khi có ý kiến phản ánh của người dân, Ban Quản lý dự án huyện Hoài Đức cùng các đơn vị đã trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra và nhận thấy đơn vị thi công, giám sát thi công đã thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.

"Theo thiết kế, khoảng cách các khối nhà độc lập phải bố trí khe co giãn nhiệt ẩm, do đó việc xuất hiện khe co dãn không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực và chất lượng công trình. Hơn nữa, công trình vẫn chưa bàn giao nên trách nhiệm vẫn thuộc đơn vị thi công"- ông Bùi Thế Gia nói tiếp. 

Giao thông ở xã La Phù thường xuyên ùn tắc.

Xã La Phù là nơi sản xuất và cũng là “chợ đầu mối” phân phối hàng tiêu dùng lớn ở Hoài Đức, người đông, giao thông liên tục ùn tắc. Việc đầu tư mở mới tuyến đường (từ xã Đông La sang xã La Phù) sẽ giúp kết nối, giảm thiểu ùn tắc giao thông; thúc đẩy kinh tế của huyện ngày một phát triển.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xã Khánh Hà (huyện Thường Tín): cương quyết không để vi phạm đất đai tồn tại

Xã Khánh Hà (huyện Thường Tín): cương quyết không để vi phạm đất đai tồn tại

29 Apr, 09:15 AM

Kinhtedothi - Khánh Hà là xã có làng nghề truyền thống giải quyết việc làm cho lao động và tạo nguồn thu nhập, nhưng do không bố trí được nơi sản xuất nên nhiều năm qua các gia đình cố tình vi phạm đất đai làm lán xưởng. Vì vậy, những ngày này cán bộ xã Khánh Hà, huyện Thường Tín đang tập trung xử lý hàng loạt vi phạm mới phát sinh.

Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì phát triển kinh tế

Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì phát triển kinh tế

28 Apr, 05:22 PM

Kinhtedothi-Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”, tiềm năng của phụ nữ huyện Thanh Trì và cộng đồng trong tham gia phát triển kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đã được khơi dậy và phát huy, đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Điểm đen về ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 6

Điểm đen về ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 6

28 Apr, 05:07 PM

Kinhtedothi - Gần một tháng nay, khi đơn vị thi công ngăn Quốc lộ 6 để xây mới cầu Đồng Trữ (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), đoạn đường này thường xuyên rơi vào ùn tắc… Đây là thông tin do Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa Lò Văn Cường cung cấp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ