Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án Luật Quản lý ngoại thương: Lo “thêm tròng” cho doanh nghiệp

Kinhtedothi - Sáng 7/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Quản lý ngoại thương.
Đồng tình cao với sự cần thiết ban hành Luật này, tuy nhiên nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng cần tránh chung chung, “ôm” quá nhiều vấn đề, có thể gây khó khăn cho DN.
“Đẻ” thêm nhiều giấy phép
Theo ĐB Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình), Dự Luật này là điển hình của luật khung, luật ống. “Xem kỹ lại mới thấy, có nhiều vấn đề có thể quy định chi tiết, nhưng Dự Luật lại đẩy việc cho Chính phủ. Dự Luật cũng quá “ôm đồm” ở nhiều nội dung không cần thiết, nhưng những nội dung cần thiết, cốt lõi lại quy định rất chung chung, chẳng có sự tiến bộ gì hơn so với hệ thống pháp luật hiện hành”.
ĐB Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dẫn chứng, có những vấn đề quản lý mặc dù liên quan tới ngoại thương nhưng mang tính đặc thù, đã được quy định ổn định trong các văn bản khác, nhưng lại được thiết kế vào Luật này, vừa khiến hệ thống pháp luật cồng kềnh, vừa "giăng thêm lưới" quản lý, các bộ khác quản rồi, giờ thêm Bộ Công Thương lại quản nữa, nghĩa là “quản chồng lên quản”. Ví dụ, quy định về hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh, cửa khẩu xuất khẩu - nhập khẩu... lâu nay vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh pháp luật hải quan và cơ quan hải quan vẫn kiểm soát có hiệu quả. Giờ lại quy định vào Luật này thì sẽ vừa cồng kềnh vừa làm phát sinh thêm giấy phép mới.
 ĐB Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Ngoài ra, ông Lộc cũng nhìn nhận, Dự Luật trao quyền quyết định cho Bộ Công Thương trong rất nhiều trường hợp, nhưng không kèm theo bất kỳ căn cứ hay tiêu chí nào, rất có thể dẫn tới sự lạm quyền. "“Đẻ" ra nhiều loại giấy phép mới, không kèm bất cứ quy định nào về điều kiện để căn cứ cấp giấy phép là không minh bạch. Mục tiêu của Luật này, tôi hiểu là hệ thống hóa quản lý chứ không phải gia tăng thêm tầng nấc quản lý” - ông Lộc băn khoăn. Cụ thể, có một số loại giấy phép mới mà Dự Luật đặt ra là Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, Giấy phép quá cảnh hàng hóa; Giấy phép đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài nếu thanh toán thù lao bằng những hàng hóa loại này…
Tránh tình trạng lạm dụng cơ chế
ĐB Nguyễn Vân Chi (đoàn Nghệ An) cũng cho rằng: Nhiều biện pháp trong Dự Luật còn quy định ở mức rất chung, chưa thể hiện được cơ chế áp dụng trên thực tế và chủ yếu sẽ do Bộ Công Thương hoặc Chính phủ quyết định. Do đó, việc áp dụng trên thực tế sau này hoàn toàn phụ thuộc vào các văn bản hướng dẫn dưới luật. Đơn cử như biện pháp tạm ngừng xuất, nhập khẩu, ngoài nội dung về phạm vi mặt hàng thì về cách thức áp dụng có quy định trong trường hợp cần thiết theo chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền và thẩm quyền, thì ở đây sẽ do Bộ Công Thương quyết định trên cơ sở lấy ý kiến của các bộ, ngành. Như vậy sẽ không rõ được biện pháp tạm ngừng xuất, nhập khẩu sẽ được thực hiện theo cơ chế nào, khi nào thì áp dụng, khi nào thì sẽ kết thúc.
Đáp lại những mối lo ngại của các ĐB, trong phần giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Quan điểm của Chính phủ là tạo mọi điều kiện cho DN phát triển không mâu thuẫn với tên gọi của Dự Luật là quản lý ngoại thương”. Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng cho hay, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến và làm rõ sự phân biệt, nguyên tắc hạn chế, cấm xuất - nhập khẩu hàng hóa theo hướng minh bạch, công khai, tránh tình trạng lạm dụng cơ chế quyền lực tập trung vào các cơ quan quản lý Nhà nước. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Nguyên tắc của chúng ta rõ ràng, rành mạch, cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trong việc thực thi pháp luật. Chúng ta không xây dựng chính sách có tính phân biệt đối xử, tạo ra cơ chế cấp phép xin - cho, không phù hợp với nguyên tắc của thị trường và Tổ chức Thương mại thế giới”.
lCùng ngày, Quốc hội cũng đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về các Dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), Luật Du lịch (sửa đổi); thảo luận về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ...            
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ