Dự báo mặt bằng lãi suất có thể sẽ tăng thêm trong năm 2016

Chia sẻ Zalo

Các chuyên gia dự báo, mặt bằng lãi suất có thể sẽ tăng thêm từ 0,6-1% trong năm 2016, do tăng trưởng tín dụng được nới rộng hơn, lạm phát dự kiến cao hơn và mục tiêu duy trì sức hấp dẫn tương đối của VND so với USD.

Các chuyên gia dự báo, mặt bằng lãi suất có thể sẽ tăng thêm từ 0,6-1% trong năm 2016, do tăng trưởng tín dụng được nới rộng hơn, lạm phát dự kiến cao hơn và mục tiêu duy trì sức hấp dẫn tương đối của VND so với USD.
Dự báo mặt bằng lãi suất có thể sẽ tăng thêm trong năm 2016 - Ảnh 1
Trải qua thời gian ổn định trong cả năm 2015, mặt bằng lãi suất đã có dấu hiệu đi xuống. Bước sang năm 2016, các yếu tố hỗ trợ cho chính sách điều hành tiền tệ hiện tại của Ngân hàng Nhà nước đang trở nên khó khăn hơn.

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Tài chính-Ngân hàng nhận định, trong năm 2016, mặt bằng lãi suất cơ bản sẽ đi ngang, có nghĩa khả năng tăng và giảm không cao. Lý do là áp lực lạm phát có thể tăng trở lại và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong bối cảnh giá cả thế giới và tình hình phục hồi của kinh tế thế giới năm tới tốt hơn. Giá cả hàng hóa thế giới trong năm tới có thể tăng trở lại, trong đó có giá dầu. Điều này sẽ tạo áp lực lạm phát trong nước. Lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế khá nhiều, cả tín dụng, đầu tư, rõ ràng độ trễ cho năm tới sẽ áp lực lên lạm phát. Đồng USD vẫn tiếp tục được dự báo sẽ tăng mạnh trong cả năm 2016.

Một số tổ chức quốc tế dự báo rằng, đồng nhân dân tệ năm có thể mất giá 5%, gây áp lực tỷ giá đối với hệ thống tài chính của Việt Nam.

Ông Cấn Văn Lực phân tích: “Năm 2016 là năm nắm bắt thời cơ, thời cơ chính là hội nhập, là sự chuyển dịch các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Muốn nắm bắt được thời cơ, đặc biệt là thời cơ hội nhập thì chúng ta phải quyết liệt, việc cải cách trong nước phải mạnh mẽ hơn nữa. Ngoài ra, cần phải bám sát hơn chính sách tiền tệ, tài khóa của các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc và châu Âu cũng như Nhật Bản. Một điều quan trọng nữa là các ngân hàng phải kết nối với nhau để tăng cường kiểm soát, quản lý rủi ro tốt hơn trong bối cảnh hội nhập”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần