Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Du khách nước ngoài nhập cảnh Việt Nam cần lưu ý gì?

Kinhtedothi - Ngày 15/3 vừa qua, Chính phủ đã khôi phục chính sách nhập cảnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài như trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm phòng dịch Covid-19.

Tại buổi họp báo ngày 17/3, phóng viên đã đặt câu hỏi về việc hướng dẫn cho cơ quan đại diện ở nước ngoài tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa du lịch. 

Trả lời về việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Người nước ngoài đến Việt Nam với mục đích du lịch có thể liên hệ với các công ty lữ hành quốc tế Việt Nam để các cơ quan này đứng ra làm thủ tục với Cục Xuất nhập cảnh và nhận thị thực tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan được ủy quyền cấp thị thực". 

Du khách tham quan phố cổ Hội An. Ảnh: Phạm Hùng

Theo bà Hằng, việc này phù hợp với quy định tại điều 16.1 của Luật Xuất nhập cảnh, người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích du lịch phải thông qua các cơ quan, tổ chức cá nhân mời, bảo lãnh tại Việt Nam, làm thủ tục xin duyệt nhân sự với Cục Xuất nhập cảnh, hồ sơ xuất nhập cảnh và hồ sơ của khách.

Bà Hằng cũng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về chính sách nhập cảnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, sau khi Chính phủ có chủ trương mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Cụ thể, ngày 15/3 vừa qua, Chính phủ đã khôi phục chính sách nhập cảnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài như trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm phòng dịch Covid-19.

Theo hướng dẫn của văn bản 1265/BYT-DP được Bộ Y tế đưa ra cùng ngày, người nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không cần có xét nghiệm âm tính khi xuất cảnh, trong vòng 72 giờ nếu dùng phương pháp RT-PCR hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh.

Với khách nhập cảnh bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, có thể xét nghiệm trước khi xuất cảnh giống như trường hợp nhập cảnh bằng đường hàng không nếu thời gian di chuyển ngắn, trong trường hợp di chuyển kéo dài cần thực hiện xét nghiệm tại cửa khẩu khi nhập cảnh. Trong trường hợp này nếu xét nghiệm âm tính thì sẽ được phép rời khỏi nơi cư trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, theo dõi sức khỏe và sử dụng ứng dụng khai báo y tế PC-Covid trong thời gian lưu trú ở Việt Nam theo đúng quy định.

Kỳ vọng thị trường du lịch nội địa 2022

Kỳ vọng thị trường du lịch nội địa 2022

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phát triển bền vững: từ Luật Thủ đô tới lời tâm huyết của vị thượng nghị sĩ Mỹ

Hà Nội phát triển bền vững: từ Luật Thủ đô tới lời tâm huyết của vị thượng nghị sĩ Mỹ

01 Jul, 06:48 PM

Kinhtedothi - Hà Nội có đặc thù quan trọng và Luật Thủ đô (sửa đổi) 2024 đã góp phần “chắp cánh” cho những tiềm năng đó phát triển hơn nữa trong hành trình trở thành một đô thị bền vững, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa XIII (2011-2016), Ủy viên Hội đồng Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam (VPDF), Đại sứ Hà Huy Thông chia sẻ với Báo Kinh tế & Đô thị.

Argentina mở văn phòng chuyên trách công - nông nghiệp tại Hà Nội

Argentina mở văn phòng chuyên trách công - nông nghiệp tại Hà Nội

01 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Với sự hiện diện của Văn phòng Tùy viên Chuyên trách Công - Nông nghiệp tại Việt Nam, văn phòng thứ sáu trên toàn cầu, Đại sứ quán Argentina kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác, thương mại song phương giữa hai quốc gia lên tầm cao mới.

UNESCO – đối tác toàn diện, thực chất và hiệu quả của Việt Nam

UNESCO – đối tác toàn diện, thực chất và hiệu quả của Việt Nam

27 Jun, 08:09 PM

Kinhtedothi - Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao tầm nhìn và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam thông qua các chiến lược, chính sách lớn như miễn học phí toàn bộ học sinh trường công lập từ năm 2025, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển trí tuệ nhân tạo...

Việt Nam truyền cảm hứng khởi nghiệp tại WEF Thiên Tân 2025

Việt Nam truyền cảm hứng khởi nghiệp tại WEF Thiên Tân 2025

27 Jun, 09:24 AM

Kinhtedothi - Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã mang đến thông điệp quan trọng, đó là tinh thần khởi nghiệp cho một kỷ nguyên mới, thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển đất nước, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 5 tiên phong để xây dựng châu Á giàu mạnh, thịnh vượng và phát triển bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 5 tiên phong để xây dựng châu Á giàu mạnh, thịnh vượng và phát triển bền vững

26 Jun, 11:00 PM

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 25/6, tại thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Hội nghị WEF Thiên Tân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu khai mạc và là diễn giả chính tại Phiên thảo luận "Thế kỷ của châu Á có đang gặp thách thức?".

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ